Chúng tôi sẽ liên hệ tới bạn sớm nhất có thể
02/12/2019
Ai trong chúng ta đều muốn được sống trong một môi trường trong lành mà không bị các chất độc hại làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mình. Ở các nhà máy nhiệt điện đốt than hoặc các nhà máy sử dụng nguyên liệu hóa thạch trên khắp thế giới cũng như là Việt Nam, việc xử lý các khí thải như là NOx hay SO2 hoặc CO2 đều đang rất cần thiết và cấp bách.
Mục đích chính của việc đó là nhằm giảm thiểu các chất gây ô nhiễm có hại đến môi trường mà cụ thể ở đây chính là không khí và nguồn nước mà chúng ta đang sử dụng trong cuộc sống hàng ngày. Trong đó, NOx là một khí thải cực kỳ nguy hiểm, thậm chí có thể gây tử vong cho con người.
NOx là tên gọi chung của nhóm khí thải oxit nitơ được hình thành từ quá trình đốt khí N2. Đây là một trong những loại khí thải cực độc có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người.
NOx cũng là một trong những nguyên nhân chính gây nên hiện tượng hiệu ứng nhà kính và mưa axit. Tuy nhiên, mặc dù biết NOx là một chất độc hại nhưng chúng vẫn được sản sinh ra hàng ngày để phục vụ cho các hoạt động sản xuất công nghiệp.
Khi chỉ tiếp xúc với nồng độ NO2 trong không khí lên đến 5 phần triệu thì đã có thể gây ảnh hưởng xấu đến phổi; nếu tiếp xúc trong vài giờ liền với nồng độ NO2 trong không khí khoảng 15 - 20 phần triệu sẽ có thể gây nguy hiểm cho phổi, tim và gan; nếu nồng độ NO2 có trong không khí đạt mức 1% có thể gây tử vong trong vài phút.
Trong các khu đô thị, các phương tiện giao thông thải ra khoảng 50% lượng NOx có trong không khí. Khi NOx kết hợp với Hemoglobin (Hb) sẽ tạo thành Methemoglobin (Met Hb), làm Hb không thể vận chuyển được oxy, gây ngạt cho cơ thể. Sau một thời gian tiếp xúc lâu dài có thể dẫn tới phù phổi cấp, tím tái có sự biểu hiện của co giật và hôn mê.
Khi tiếp xúc với NOx ở nồng độ thấp (nhiễm độc mãn tính) có các biểu hiện sau: kích ứng mắt, rối loạn tiêu hóa, viêm phế quản và gây tổn thương răng.
Dưới ánh sáng mặt trời, NOx bị oxy hoá tạo ra khí ôzôn gây chảy nước mắt và làm mẩn ngứa da, oxit nitơ từ khói khí thải của các phương tiện xe cộ tạo nên ôzôn ở mặt đất, có thể tạo nên các cơn hen suyễn hoặc có thể là gây viêm khí quản.
Dưới đây là một số thông tin về sự thay đổi của nồng độ NOx phụ thuộc vào ánh nắng và mật độ của giao thông:
− Trước khi có ánh sáng mặt trời, nồng độ NO và NO2 tương đối ổn định và cao hơn nồng độ cực tiểu hàng ngày một ít.
− Vào khoảng 6 đến 8 giờ sáng, mật độ giao thông tăng dần, nồng độ NO tăng lên và đạt cực đại.
− Vào khoảng 9 đến 10 sáng, nồng độ NO2 tăng cùng với sự gia tăng lượng bức xạ UV, do NO bị chuyển thành NO2.
− Khi nồng độ NO giảm xuống dưới 0,1 ppm thì bắt đầu có sự tích tụ O3.
− Vào chiều tối từ 17 – 20 giờ, nồng độ NO tiếp tục tăng trở lại do lượng giao thông tăng trở lại vào thời gian này.
− Ôzôn tích lũy ban ngày sẽ phản ứng với NO vào ban đêm, làm nồng độ NO2 tăng nhẹ, trong lúc đó nồng độ Ôzôn giảm.
Ngày nay, do tốc độ tăng trưởng công nghiệp và đô thị hóa đang diễn ra một cách nhanh chóng làm cho vấn đề ô nhiễm NOx càng thêm trầm trọng và nhất là khi ngày càng nhiều thành phố thông minh được xây dựng. Do đó, việc sử dụng các nguồn nhiên liệu và công nghệ, động cơ sạch rất cần thiết nhằm đảm bảo rằng trẻ em sẽ được sống trong một môi trường có không khí trong lành.
Việc đốt than cũng tạo ra khí thải gây ảnh hưởng đến sự bất lợi của môi trường và sức khỏe của con người. Những khí thải này bao gồm
- Dioxit lưu huỳnh (SO2), góp phần tạo nên mưa axit và các bệnh về đường hô hấp.
- Oxit nitơ (NOx), góp phần tạo nên sương mù và các bệnh về đường hô hấp
- Hạt, tạo nên sương mù, các bệnh về đường hô hấp và bệnh phổi.
- Dioxit carbon (CO2), khí từ các nhà kính chủ yếu được sinh ra từ việc đốt nhiên liệu hóa thạch.
- Thủy ngân và các kim loại nặng khác dẫn đến sự tổn thương về thần kinh và sự phát triển của con người và các động vật khác.
- Tro bay lơ lửng và tro đọng phía dưới đó những chất thải được tạo ra khi than được đốt cháy tại nhà máy nhiệt điện trên toàn thế giới.
Hiện nay, có nhiều thiết bị chuyên dụng để xử lý khí thải SO2, NOx, hay các hạt vật chất, tro bay, thủy ngân phát thải từ nhà máy điện đốt than.
Ngoài ra, chúng ta cũng có thể khử NOx bằng nước hoặc dung dịch oxy già loãng để tạo thành những chất dưới dạng lỏng.
Hy vọng với những chia sẻ vừa rồi sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về những tác hại của NOx trong môi trường và sức khỏe của con người.
Vui lòng đợi
Chúng tôi sẽ liên hệ tới bạn sớm nhất có thể
Có lỗi hệ thống, vui lòng thử lại sau, xin cảm ơn!.