Hotline: 096 302 9988

Hỗ trợ: 096 302 9988

sales@hoachat.com.vn

VOC là gì? VOC có ở đâu? Tác hại của khí VOC đối với sức khỏe con người

14/08/2021

Có lẽ nhiều bạn đã từng nghe đến khí VOC và biết được rằng, đây là loại khí bay hơi nhanh và độc hại. Tuy nhiên, khi được hỏi VOC là gì và tại sao nó lại độc hại thì không phải bạn nào cũng trả lời được. Chính vì vậy mà bài viết ngày hôm nay sẽ rất hữu ích cho những bạn nào đang quan tâm đến khí VOC.

VOC là gì?

VOC là tên viết tắt của cụm từ Volatile organic compounds. Nó là các hợp chất hữu cơ có gốc Carbon, tồn tại ở dạng rắn hoặc lỏng, có nhiệt độ sôi rất thấp và bay hơi rất nhanh khi tiếp xúc với áp suất khí quyển tại trong điều kiện nhiệt độ bình thường.  Khi đã lẫn vào không khí, nhiều loại VOC có khả năng liên kết lại với nhau hoặc liên kết với các phần tử khác trong không khí để hình thành ra những hợp chất mới.

Theo định nghĩa của Liên minh Châu Âu (EU) thì VOC là các hợp chất hữu cơ có điểm sôi không vượt quá 250°C trong điều kiện áp suất tiêu chuẩn là 101.3 kPa.

VOC tồn tại trong rất nhiều sản phẩm mà chúng ta đang sử dụng hàng ngày như chất tẩy rửa, nước hoa xịt phòng, mỹ phẩm, thuốc diệt côn trùng, thiết bị văn phòng như máy vi tính, máy photocopy, máy in,…Nếu từ nguồn gốc tự nhiên thì nó ít gây hại.

Hiện nay, người ta thường sử dụng cụm từ VOC khi nhắc đến hỗn hợp các chất hữu cơ độc hại bay trong không khí có nguồn gốc từ vật dụng, hóa chất,….do con người chế tạo.

Khí VOC là gì?

Khí VOC là gì?

VOC có ở đâu?

1. Nguồn gốc tự nhiên

Đa số các hợp chất VOC phát sinh từ thực vật. Ước tính mỗi năm có khoảng 1150 Tg VOC (1Tg = 1012 g) phát sinh từ thực vật với thành phần chính là isoprene – một hydrocarbon dễ bay hơi.

2. Nguồn gốc nhân tạo

Hiện nay, có khoảng 50% lượng VOCs phát sinh từ hoạt động công nghiệp, 16% từ các đồ dùng thiết bị, 11 % từ nông nghiệp, 10% từ quá trình sơn (do dung môi và chất phụ gia), 10 % từ các phương tiện giao thông và các nguyên nhân khác.

Tại Việt Nam, VOCs xuất hiện nhiều trong sơn dầu, sơn PU (Polyurethane), sơn Nitro Cellulose,… dùng để sơn tường nhà ở, văn phòng, các căn hộ cao cấp…Theo nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, hàm lượng VOCs bên trong các ngôi nhà có thể cao hơn bên ngoài gấp 10 lần và có khi tăng cao 1.000 lần sau khi sơn một lớp sơn mới lên tường

VOC trong sơn tường

VOC trong sơn tường

Một số chất VOC thường gặp

- Formaldehyde: Đây là một trong các VOCs độc hại điển hình nhất. Nó là một chất khí không màu, nặng mùi, thường có trong nhiều vật liệu xây dựng  (ván ép, ván ép mạt cưa, keo dán), nhiên liệu đốt ( xăng, gỗ, than, khí tự nhiên), thuốc lá, các loại dung môi pha loãng, sơn, đồ thủ công, bột giặt, chất tẩy rửa, vật liệu lót cách ly bằng foam,…

- Limonene: Là thành phần chính trong dầu của vỏ các loại trái cây có múi và thường xuất hiện trong công nghiệp chế biến thực phẩm, khí sinh học.

- Xylen: Là chất trung gian để sản xuất chai nhựa  PET (Poly Ethylene Terephthalate) dùng làm chai đựng nước khoáng. Xylen không nặng mùi và chỉ gây độc nếu phơi nhiễm với nồng độ cao. Nó thường phát sinh trong nhà máy, xưởng sản xuất hóa học.

- Acetone: Thường được sử dụng làm dung môi trong ngành công nghiệp hóa dầu, sản xuất hóa chất, dược phẩm, dệt may, sơn và mực in.

- Benzen: Có mùi thơm và được sử dụng làm dung môi hoặc chất trung gian quan trọng trong các ngành công nghiệp hóa chất. Vì có khả năng gây ung thư cao nên ngày nay, người ta đang dần thay thế benzen.

- Acetaldehyde: Là một khí độc, dễ gây kích ứng và ung thư thuộc nhóm andehyd, thường được sử dụng trong ngành công nghiệp chế biến thực phẩm.

- Skatolec: Là chất được sử dụng trong các nhà máy xử lý nước thải. Nó là hợp chất hữu cơ tồn tại ở dạng tinh thể màu trắng thuộc họ indole, có mức độ độc hại nhẹ. Trong tự nhiên, Skatolec được hình thành từ quá trình tiêu hóa protein và chủ yểu được dùng với mục đích tạo mùi thơm.

Một số VOC điển hình hiện nay

Một số VOC điển hình hiện nay

Tác hại của khí VOC đối với sức khỏe con người

Theo kết quả của các nghiên cứu khoa học trên thế giới thì VOC gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe con người. Việc dễ dàng chuyển sang thể hơi hoặc khí trong điều kiện nhiệt độ, áp suất thường khiến cho khả năng hít phải hơi VOC của con người tăng cao. Khi xâm nhập vào cơ thể, nó sẽ khiến nạn nhân cảm thấy đau đầu, chóng mặt, kích ứng mắt, khó thở, dị ứng, run rẩy, lú lẫn, thậm chí hôn mê do phơi nhiễm ngắn hạn với mức VOC nồng độ cao. Nếu phơi nhiễm lâu dài với nồng độ cao, hệ thần kinh trung ương, gan và thận có thể sẽ bị tổn thương nghiêm trọng. Đặc biệt, nếu thường xuyên ăn thức ăn, đồ uống và sử dụng nước nhiễm Vocs, bạn có thể sẽ bị ung thư.

Theo báo cáo của Hiệp hội các bệnh về phổi ở Mỹ, hơi VOC ảnh hưởng đến phổi và đường hô hấp, khiến cho các cơ bị yếu đi. Khi ở mức cao hơn mức phơi nhiễm nhất định, một số loại VOC còn có khả năng gây ung thư, tổn thương hệ sinh sản và tác hại xấu đến thai nhi.

Trong khí quyển nếu có VOCs, phản ứng quang hóa học sẽ xảy ra như sau:

VOC + ánh sáng + NO2 + O2 -> O3 + NO + CO2 + H2

Mà như các bạn đã biết, O3 và CO2 là 2 khí gây ra hiệu ứng nhà kính, khiến Trái Đất nóng lên, thủng tầng ozon và ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của con người. Chỉ với nồng độ thấp, O3 cũng có thể làm thay đổi tính chất của đất trồng theo chiều hướng xấu đi, gây kích thích mắt và làm giảm sức đề kháng của con người. 

Mức độ ảnh hưởng của VOC đến sức khỏe con người:

Phơi nhiễm cấp tính / ngắn hạn

(vài giờ đến vài ngày)

Phơi nhiễm mãn tính

(Trên 1 năm)

- Kích ứng mắt, mũi, họng

- Nhức đầu

- Buồn nôn, nôn ói

- Chóng mặt

- Khó thở, với người bị hen suyễn thì tình trạng này sẽ trầm trọng hơn

- Ung thư

- Tổn thương hệ sinh sản, ảnh hưởng xấu đến thai nhi

- Tổn thương gan và thận

- Tổn thương hệ thần kinh trung ương

Theo TCVN 10370-2:2014 (ISO 11890-2:2007) hàm lượng VOC từ 0.1 - 15 % (theo khối lượng) được xem là an toàn cho người sử dụng đối với các hợp chất hữu cơ có nhiệt độ điểm sôi lớn hơn 250 oC.

Tác hại của khí VOC

Tác hại của khí VOC

 

Các giải pháp hạn chế tác động của VOC trong gia đình

- Không sử dụng các sản phẩm, vật dụng chứa hoặc tiềm ẩn nguy cơ sản sinh VOC bằng cách:

  • Chọn các loại sơn tường, đồ nội thất có chứa hàm lượng VOC thấp hoặc dùng giấy dán tường thay vì sử dụng sơn tường.
  • Hạn chế sử dụng các sản phẩm có mùi thơm như aerosol, nến, bình xịt phòng, nhang.
  • Nếu có thể, hãy để các đồ dụng, vật dụng mới mua ở ngoài không gian ngôi nhà bạn đang sống một thời gian trước khi đưa vào sử dụng. Còn nếu không thể làm được như vậy mở các cửa sổ một vài tuần để hơi thông thoáng.
  • Nếu phải sử dụng các sản phẩm như sơn, chất tẩy rửa, dung môi, keo dán thì chỉ nên mua vừa đủ, nếu dùng không hết cần đậy kín lại và để ở nơi hạn chế phát tán mùi cho khu vực sống của bạn nhất.
  • Không để người khác hút thuốc trong nhà hoặc gần nơi bạn sống.
  • Nếu không thể loại bỏ được nguồn phát sinh VOC, hãy sử dụng các chất tráng không thẩm thấu như vecni polyurethane hoặc sơn latex để trét kín các bề mặt ván ép mạt cưa, tấm bảng,…để hạn chế tiếp xúc.
  • Thải bỏ các vật dụng có chứa VOC khi không sử dụng.
  • Không pha chế các loại chất tẩy rửa hoặc dung môi trong phòng vì việc này có thể tạo ra các chất VOC mới với mức độ nguy hiểm cao hơn.
  • Không mang quần áo mới giặt khô nếu vẫn còn nặng mùi vào nhà. Hãy để ngoài tiệm giặt là hoặc bỏ ra khỏi bao bọc plastic và treo ở nơi thoáng khí cho đến khi bớt mùi.

- Trồng những loại cây xanh có tác dụng thanh lọc không khí trong nhà như thường xuân, lưỡi cọp, thiết mộc lan, hoa cúc trắng...

- Bổ sung các chất các chất dinh dưỡng cần thiết vào khẩu phần ăn uống hàng ngày để hỗ trợ việc đào thải độc tố VOC ra khỏi cơ thể như protein từ sữa, vitamin B (B1,B2,B6), vitamin E, C từ các loại trái cây, rau củ, khoáng chất Magnenesium, Selenium

- Thường xuyên mở cửa sổ, cửa chính để không khí trong nhà luôn được lưu thông.

- Sử dụng máy lọc không khí để lọc sạch các khí độc hai. Bạn nên lựa chọn loại máy lọc không khí có 3 màng lọc trở lên để loại bỏ các chất độc hại trong nhà như khí độc, bụi mịn,…để không gian sống trở nên trong lành hơn

Cây lưỡi hổ

Cây lưỡi hổ

Mô hình tháp hấp phụ than hoạt tính dùng để xử lý khí thải VOC trong công nghiệp

Lớp than hoạt tính được sử dụng là than hoạt tính đúc khối dạng vuông, hình chữ nhật hoặc hình trụ có khả năng chống nước. Nó được sản xuất bằng chất liệu tổng hợp với thành phần là than hoạt tính từ gáo dừa (khoảng 50 – 70%), hợp chất Sepiolite (17 – 35%) và cao lanh (13 – 25%).

- Sepiolite hay còn gọi là đá bọt, bọt biển là loại đất sét trắng mềm màu trắng, trắng đục, xám hoặc kem có thành phần cấu tạo là Magie. Chính vì vậy mà người ta cũng Sepiolite là magie silicat. Công thức phân tử của Sepiolite là Mg4Si6O15(OH)2·6H2O. Trọng lượng riêng Sepiolite thấp và có độ xốp cao nên nó có thể nổi trên mặt nước.

- Cao lanh là loại đất sét chủ yếu được sử dụng trong sản xuất đồ gốm, sản xuất nhôm,…Đây là loại vật liệu có khả năng chịu nhiệt cao, lên đến 1750°C (nhiệt độ nóng chảy của cao lanh là 1750 - 1787 °C).

Khí thải sau khi đi vào tháp hấp thụ than hoạt tính sẽ bị loại bỏ formaldehyd, benzen, TVOC và nhiều loại khí độc hại khác. Đồng thời, than hoạt tính cũng giúp khử mùi trong khí thải. Khí đi ra khỏi tháp sẽ trở nên an toàn với con người và môi trường.

Hiện nay, than hoạt tính được sử dụng trong các hộp lọc hoặc tháp hấp phụ than hoạt tính tại các nhà máy sản xuất thiết bị điện tử, rượu, bia, sản xuất sơn,…để xử lý khí thải.

xử lý khí thải VOCs

Xử lý khí thải VOCs

Vậy là chúng tôi đã giúp các bạn trả lời được câu hỏi VOC là gì và tại sao VOC lại gây nguy hiểm cho sức khỏe của con người. Hy vọng rằng, với những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ ở trên, các bạn có thể vận dụng vào cuộc sống để bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình mình tốt hơn trước các nguồn phát sinh VOC. Hãy truy cập website https://ammonia-vietchem.vn/ để xem những thông tin mới nhất nhé!

Xem thêm:

Đánh giá - Bình luận
Nhận xét đánh giá

Không được bỏ trống

Không được bỏ trống

Không được bỏ trống

Danh mục tin tức

Vui lòng đợi

Chúng tôi sẽ liên hệ tới bạn sớm nhất có thể

Có lỗi hệ thống, vui lòng thử lại sau, xin cảm ơn!.

096 302 9988