Hotline: 096 302 9988

Hỗ trợ: 096 302 9988

sales@hoachat.com.vn

Toluen là gì? Tính chất, công thức cấu tạo, ứng dụng của dung môi toluen

27/08/2021

Toluen là một trong những loại dung môi công nghiệp được ứng dụng nhiều nhất hiện nay, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất mực in, sơn, cao su, chất kết dính,…Vậy bạn có biết toluen là gì? tính chất của toluen ra sao và toluen có ứng dụng như thế nào không? Nếu không thì hãy cùng chúng tôi đi tìm câu trả lời qua nội dung bài viết dưới đây nhé.

Toluen là gì?

Toluen hay còn gọi là Metylbenzen hoặc Phenylmetan là một một hydrocacbon thơm tồn tại ở dạng chất lỏng trong suốt, có mùi thơm nhẹ, không tan trong cồn, ether và acetone. Trong công nghiệp, toluen chủ yếu được sử dụng làm dung môi để hòa tan nhiều loại vật liệu như sơn, mực in, mực in, chất kết dính, chất hóa học, cao su,…

Công thức hóa học của Toluen là C7H8 (C6H5CH3).

công thức cấu tạo của toluen

 

công thức cấu tạo của toluen

Tính chất của Toluen

1. Tính chất vật lý của Toluen

  • Toluen có mùi thơm ngọt giống benzen vì nó là hợp chất thuộc dãy đồng đẳng của benzen.
  • Độ hòa tan: Tan ít hòa trong nước với độ tan ở 16 °C là 0.047g/100ml, ở 20-25 °C là 0,053 g/100 m và ở 150 °C là 0.04g/100ml.
  • Hòa tan rất tốt các chất béo, dầu, iot, nhựa thông, lưu huỳnh và một số dung môi hữu cơ như xeton, rượu, este.
  • Dung môi Toluen rất dễ cháy có nhiệt độ nóng chảy là -93 °C (180 K)/(-135,4°F)
  • Khối lượng phân tử: 92.14 g/mol.
  • Tỷ trọng và pha: 0,8669 g/cm³, lỏng
  • Nhiệt độ sôi : 110.6 °C và nhiệt độ tới hạn : 320 °C.
  • Độ nhớt: 0,590 cP ở 20 °C.
    Dung môi toluen là gì?
    Dung môi toluen là gì?

2. Tính chất hóa học của Toluen

Toluen là một hydrocacbon thơm nên nó mang đầy đủ tính chất hóa học của nhóm hidrocacbon, đó là dễ dàng tham gia phản ứng thế ái điện tử nhưng khó tham gia phản ứng cộng, đồng thời bền vững với các chất oxy hóa. Nhờ có nhóm methyl mà độ hoạt động hóa học của Toluen trong phản ứng này lớn hơn benzen 25 lần.

Tính chất hóa học của Toluen cụ thể như sau:

  • Trong điều kiện có ánh sáng, Toluen phản ứng với khí Clo để tạo thành diclometan và axit clohydric HCl.

Cl2 + C6H5CH3 → HCl + C6H5CH2Cl

  • Tham gia phản ứng với brom khan để tạo thành Brom Toluen và axit bromhydric HBr.

Br2 + C6H5CH3 → C6H5CH2Br + HBr

  • Tham gia phản ứng oxy hóa với nhóm metyl.
  • Tham gia phản ứng nitro hóa tạo ra nitrotoluen và nước.
  • Vì vòng thơm của Toluen khá bền nên cần áp suất cao để xúc tác phản ứng cộng của Toluen với H2 nhằm tạo ra metylxiclohexan
tính chất hóa học của toluen

Tính chất hóa học của toluen

Các phương pháp điều chế Toluen

Cách 1: Điều chế Toluen bằng Canxi Clorua (CaCl2), Calci hydride (CaH2), Canxi sunfat (CaSO4), Diphosphor pentaoxide (P2O5) hoặc Natri để tách nước.

Cách 2: Sử dụng kỹ thuật chưng cất chân không

Đây là phương pháp sử dụng benzophenon và natri để tách không khí và hơi ẩm trong Toluen.

Cách 3: Sử dụng benzen tinh khiết

Do Toluen là chất thuộc dãy đồng đẳng của benzen nên chúng ta cũng có thể điều chế Toluen bằng cách cho benzen tinh khiết tác dụng với metyl clorua (CH3Cl) trong điều kiện có xúc tác nhôm clorua (AlCl3), sắt III clorua (FeCl3) hoặc axit lewis. Phương trình phản ứng xảy ra như sau:

C6H6 + Cl-CH3 → CH3 – C6H5 + HCl

Hoặc cho benzen tác dụng với Clo để tạo ra Clorobenzene (C6H5Cl) và axit HCl. Sau đó cho C6H5Cl mới tạo thành tác dụng với metyl clorua và natri để tạo ra Toluen. Phương trình phản ứng lần lượt xảy ra như sau:

C6H6 + Cl2 →  C6H5Cl + HCl

 C6H5Cl + CH3Cl + 2Na → C7H8 + 2NaCl

Sử dụng benzen để điều chế Toluen là phương pháp đơn giản và ngắn nhất nhưng xét về mặt kinh tế thì phương pháp này không đem lại hiệu quả vì benzen là một dung môi không hề rẻ. Do đó phương pháp này chủ yếu được trong nghiên cứu.

Cách 4: Chưng cất dầu mỏ hoặc than đá

Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến nhất do nó tận dụng được nguồn tài nguyên thiên nhiên rẻ tiền, vừa sản xuất được Toluen với số lượng lớn, góp phần giảm thiểu chi phí sản xuất.

Cách điều chế Toluen

Cách điều chế Toluen

Ứng dụng của toluen trong cuộc sống hiện nay

1. Trong phòng thí nghiệm

- Trong phòng thí nghiệm, Toluene chủ yếu được dùng làm dung môi cho vật liệu nano carbon, bao gồm ống nano và fullerene. Ngoài ra nó cũng có thể được dùng với vai trò là chất chỉ thị fullerene.

- Bằng cách hòa tan và nung chảy các bề mặt, toluene được sử dụng làm xi măng cho các bộ polystyren mịn vì nó không chứa quá nhiều chất kết dính.

- Trong các thí nghiệm hóa sinh, Toluene được dùng để phá vỡ các tế bào hồng cầu mở nhằm trích xuất huyết sắc tố.

2. Là tiền chất để sản xuất các chất khác

- Toluene chủ yếu được dùng làm tiền chất để sản xuất benzen thông qua quá trình hydrodealkyl hóa:

C6H5CH3 + H2 → C6H6 + CH4

- Nitrat của toluene cho Mononitrotoluene, Dinitrotoluene và Trinitrotoluene. Đây đều là những chất có nhiều ứng dụng trong sản xuất công nghiệp, ví dụ như Dinitrotoluene là tiền chất của toluene diisocyanate dùng để sản xuất bọt polyurethane, Trinitrotoluene là chất nổ thường được viết tắt là TNT.

- Oxy hóa Toluen với oxy cùng các chất xúc tác naphthenate coban hoặc mangan để sản xuất axit benzoic.

3. Chất làm mát

Toluen là dung môi có khả năng truyền nhiệt tốt trong bẫy lạnh natri, ứng dụng trong các vòng lặp của hệ thống lò phản ứng hạt nhân.

4. Làm dung môi

- Toluen là một dung môi quan trọng của nhiều ngành công nghiệp, đặc biệt là sản xuất sơn, mực in,… với vai trò là dung môi pha sơn, chất pha loãng.

- Dùng để sản xuất keo dán, cao su, xi măng, nhựa tổng hợp,…

- Toluene cũng được dùng trong quá trình loại bỏ cocaine từ lá coca trong sản siro, Coca-Cola.

Toluen dùng để sản xuất sơn

Toluen dùng để sản xuất sơn

5. Cải thiện chất lượng nhiên liệu

- Toluen được sử dụng với vai trò là chất cải thiện một vài chỉ số của xăng dầu và làm chất mang phụ gia cho nhiên liệu. Cụ thể thì Toluen được dùng làm chất tăng áp octan cho nhiên liệu xăng của động cơ đốt trong và nhiên liệu phản lực.

Vào những năm 1980, Toluene ở mức 86%  theo thể tích đã cung cấp nhiên liệu cho tất cả các động cơ tăng áp trong Xe Công thức 1, 14% còn lại dùng là "chất độn" của n – heptane nhằm giảm chỉ số octan để đáp ứng các hạn chế về nhiên liệu của Xe Công thức Một.

Toluene ở mức 100% theo thể tích có thể được dùng làm nhiên liệu cho động cơ hai thì và bốn thì. Tuy nhiên, do mật độ của nhiên liệu và ảnh hưởng của các yếu tố khác mà nhiên liệu không dễ bay hơi trừ khi được làm nóng đến nhiệt 70 ° C (158 ° F). Để giải quyết vấn đề này trên những chiếc xe Công thức 1, nhà sản xuất xe Honda đã định tuyến các đường nhiên liệu thông qua bộ trao đổi nhiệt, sử dụng năng lượng từ nước trong hệ thống làm mát để đốt nóng nhiên liệu.

-  Toluen được dùng trong công nghiệp sản xuất mỹ phẩm, điển hình là nước hoa.

- Một phần Toluen được dùng làm chất tẩy rửa, sản xuất thuốc nhuộm, sản xuất mực in và điều chế thuốc nổ TNT.

C7H8 + 3HNO3 → C7H5(NO2)3 + 3H2O (xúc tác H2SO4 đặc)

6. Trong ngành hóa sinh

Toluen được dùng để tách hemoglobin từ tế bào hồng cầu.

Toluen có độc không? Tác hại của Toluen

Toluene là đồng đẳng của Benzen, có cấu tạo và tính chất hóa học tương tự Benzen nên nó là một chất khá độc và không nên tiếp xúc trực tiếp. Ảnh hưởng của Toluen đến con người cụ thể như sau:

- Hít phải hơi Toluen sẽ khiến nạn nhân cảm thấy đau đầu, chóng mặt, ngủ gật buồn nôn, mất ý thức, viêm phổi, ảnh hưởng đến trung tâm thần kinh, hôn mê, hỏng não, mất trí nhớ, thậm chí gây tử vong.

- Toluen bắn vào mắt: Bỏng, viêm kết mạc, giác mạc, mất thị lực,…

- Nuốt phải Toluen: Bỏng, tổn thương hệ tiêu hóa,…

- Phơi nhiễm lâu ngày với Toluen hoặc tiếp xúc với Toluen có nồng độ cao có thể gây viêm cầu thận, viêm gan nhiễm độc, tổn thương hệ tim mạch, ảnh hưởng đến hệ sinh sản,…

Bệnh nhiễm độc Toluen là một bệnh nguy hiểm, kể cả khi các bệnh nhân đã ngừng tiếp xúc với hóa chất này thì bệnh vẫn không loại trừ được. Nguyên nhân là vì lượng chất độc đã tích lũy ở trong cơ thể, đặc biệt là ở những bộ phận nhiều mỡ và ở cả tủy xương. Chính vì vậy mà khi bị nhiễm độc Toluen, thời gian ủ bệnh rất lâu, thậm chí có những trường hợp 20 tháng sau mới có các biểu hiện nhiễm độc cụ thể. Vì Toluen tồn lưu lâu dài ở tủy xương nên kể cả khi đã điều trị khỏi thì bệnh cũng có thể tái phát.

Một số loại nấm như Exophiala, Leptodontium, Cladophialophora, Pseudeurotium zonatum, Cladosporium sphaerospermum và một số loài vi khuẩn có thể làm giảm Toluene khi dùng nó làm nguồn carbon và năng lượng.

Hướng dẫn bảo quản và sử dụng dung môi Toluen an toàn

- Nơi bảo quản Toluene công nghiệp phải có mái che, thoáng mát, tránh để gần những nơi có nhiệt độ cao và những nơi dễ gây ra hỏa hoạn, cháy nổ.

- Hạn chế tiếp xúc với Toluen nếu không cần thiết vì nó có thể gây bệnh ung thư và gây hại đến hệ thần kinh trung ương, kích ứng mắt, da, ảnh hưởng đến hệ hô hấp,...

- Khi làm việc với dung môi Toluen cần mang đầy đủ trang phục bảo hộ lao động, bao gồm khẩu trang, găng tay, ủng, kính mắt,…

- Nếu để Toluen bắn lên da, mắt cần lập tức dùng nước sạch để rửa nhiều lần cho đến khi sự kích thích dịu đi, sau đó chuyển đến cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra, điều trị.

Nơi mua dung môi Toluene chất lượng, giá TỐT

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều công ty phân phối dung môi Toluene nên quý khách hàng có thể dễ dàng tìm mua sản phẩm. Tuy nhiên, để đảm bảo mua được sản phẩm chất lượng, giá tốt thì quý khách nên lựa chọn công ty VIETCHEM bởi đây là đơn vị cung cấp hóa chất uy tín hàng đầu Việt Nam.

Với mục tiêu kinh doanh là mang đến cho khách hàng những sản phẩm tốt nhất, VIETCHEM luôn không ngừng nỗ lực để tìm kiếm các nhà cung cấp hóa chất vừa đảm bảo được chất lượng sản phẩm, vừa đảm bảo được giá thành phải chăng, phù hợp. Ngoài ra, đến với VIETCHEM, quý khách hàng còn nhận được sự tư vấn tận tình, hỗ trợ nhiệt tình của các chuyên viên kinh doanh có chuyên môn, am hiểu sản phẩm, luôn cố gắng để giúp khách hàng mua sản phẩm hài lòng nhất.

Dung môi toluen - Vietchem

Dung môi toluen - Vietchem

Để biết thêm thông tin chi tiết về dung môi Toluen tại VIETCHEM, quý khách vui lòng liên hệ tới số điện thoại 096 302 9988 để nhận hỗ trợ và tư vấn ngay hôm nay nhé. Hãy truy cập website https://ammonia-vietchem.vn/ để xem những bài viết mới nhất nhé!

Xem thêm

Đánh giá - Bình luận
Nhận xét đánh giá

Không được bỏ trống

Không được bỏ trống

Không được bỏ trống

Vui lòng đợi

Chúng tôi sẽ liên hệ tới bạn sớm nhất có thể

Có lỗi hệ thống, vui lòng thử lại sau, xin cảm ơn!.

096 302 9988