
Chúng tôi sẽ liên hệ tới bạn sớm nhất có thể
29/12/2021
Như chúng ta đã biết thì thủy ngân là một kim loại độc và nhiễm độc thủy ngân gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người, thậm chí là tử vong trong vòng 24 - 36 giờ. Vậy thủy ngân là gì? Nhiễm độc thủy ngân có dấu hiệu như thế nào? Cách phòng ngừa nhiễm độc thủy ngân ra sao? Tất cả sẽ được giải đáp trong nội dung bài viết dưới đây.
Thủy ngân là nguyên tố hóa học thuộc nhóm kim loại có số hiệu nguyên tử là 80. Ở điều kiện nhiệt độ thường, thủy ngân tồn tại ở dạng lỏng. Ký hiệu hóa học của thủy ngân là Hg.
Thủy ngân tồn tại ở dạng lỏng trong điều kiện nhiệt độ thường
Trong tự nhiên, thủy ngân có thể tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau như nguyên tố kim loại, dạng vô cơ (gây hại cho những người làm công việc có nguy cơ tiếp xúc với chất độc) và dạng hữu cơ (con người có thể tiếp xúc với dạng này thông qua đường ăn uống). Tùy từng dạng cụ thể mà mức độc tính và ảnh hưởng của thủy ngân đến sức khỏe con người cũng khác nhau.
Thủy ngân trong tự nhiên có thể bị vi khuẩn tác động và chuyển đổi thành dạng methylmercury. Methylmercury sẽ gây ra hiện tượng tích lũy sinh học trong cơ thể cá và động vật giáp xác khi các sinh vật này có chứa một chất với nồng độ cao môi trường xung quanh. Bên cạnh đó thì methylmercury cũng gây ra sự tích lũy chất độc trong chuỗi thức ăn. Ví dụ như những con cá nhỏ ăn các sinh vật phù du bị nhiễm độc thủy ngân sẽ bị nhiễm độc và khi các con cá lớn hơn ăn chúng thì cũng sẽ bị nhiễm độc.
Quá trình nhiễm độc thủy ngân ở cá
- Trong tự nhiên, thủy ngân được tìm thấy bên trong lớp vỏ Trái Đất. Nó được giải phóng ra môi trường từ hoạt động của núi lửa, quá trình phong hóa đá và tác động của con người. Trong đó, hoạt động sản xuất của con người là nguyên nhân chính khiến cho thủy ngân phát tán vào môi trường.
- Hơi thủy ngân có thể được giải phóng vào không khí dưới dạng hơi hoặc khí dung.
- Thủy ngân có thể có trong nước và các loại thực phẩm bị ô nhiễm.
- Thủy ngân được sử dụng trong các loại nhiệt kế, áp kế, van phao, công tắc thủy ngân, áp suất kế, huyết áp kế, rơle thủy ngân, đèn huỳnh quang,….
- Hơi thủy ngân được sinh ra từ các nhà máy nhiệt điện, lò than, lò đốt chất thải, cháy rừng,….
- Methyl thủy ngân ngấm vào cơ thể người khi ăn hải sản, trong đó các loài cá lớn nằm ở đỉnh chuỗi thức ăn như cá mập, cá kiếm, cá vược… chứa hàm lượng thủy ngân cao nhất. Khi tiếp xúc, thủy ngân được hấp thụ vào máu rồi phân phối tới mô não. Với phụ nữ mang thai, chất độc này còn có thể truyền qua nhau thai đến thai nhi và gây ảnh hưởng xấu tới não thai nhi.
Hàm lượng thủy ngân trong các loài cá
- Có trong một số loại thuốc uống từ thảo dược, thuốc mỡ, thuốc xịt muỗi, pin,…
- Thủy ngân phenyl có trong các loại sơn chống thấm, sơn sản xuất nhựa mủ, một số loại mỹ phẩm,….
- Thủy ngân là một chất dẫn nhiệt kém nhưng dẫn điện khá tốt.
- Điểm đóng băng và điểm sôi lần lượt là - 38,83 °C và 356,73 °C. Khi đóng băng, khối lượng thủy ngân giảm 3,59% và mật độ của nó tăng từ 13,69 g/cm3 (trạng thái lỏng) lên 14.184 g/cm3 (trạng thái rắn).
- Tại nhiệt độ 0 °C, hệ số giãn nở thể tích của thủy ngân là 181,59 × 106, tại 20 °C là 181,71 × 106 và tại 100 °C là 182,50 × 106.
- Thủy ngân ở trạng thái rắn rất dễ uốn và có thể dùng dao để cắt.
Thủy ngân là một chất dẫn nhiệt kém
- Thủy ngân không phản ứng với hầu hết các axit, ví dụ như axit sunfuric loãng.
- Các axit oxy hóa như axit sunfuric/ axit nitric đậm đặc hoặc nước cường toan có thể hòa tan thủy ngân để tạo ra các muối thủy ngân sunfat, nitrat và chloride.
- Phản ứng với hydro sulfide H2S trong khí quyển.
- Tác dụng với các mảnh lưu huỳnh rắn (ứng dụng trong các bộ dụng cụ xử lý tràn thủy ngân để hấp thụ thủy ngân).
- Có khả năng hòa tan nhiều kim loại như vàng, bạc, natri, nhôm… để tạo thành hỗn hống.
- Không tạo thành hỗn hống khi tác dụng với sắt, bạch kim.
- Ứng dụng chủ yếu của thủy ngân là dùng trong nghiệp sản xuất hóa chất, kỹ thuật điện và điện tử.
- Có trong một số loại nhiệt kế, phong vũ kế thủy ngân, tích điện kế thủy ngân, bơm khuếch tán và nhiều thiết bị phòng thí nghiệm khác.
- Dùng trong máy đo huyết áp chứa thủy ngân (đã bị cấm ở một số nước).
- Thiomersal được sử dụng như một loại chất khử trùng trong vacxin và mực xăm.
- Dùng để làm kín các chi tiết chuyển động của máy khuấy trong kỹ thuật hóa học.
- Dùng trong các điện cực của một số dạng thiết bị điện tử, pin và là chất xúc tác, thành phần của thuốc diệt cỏ (ngừng sử dụng vào năm 1995), thuốc trừ sâu, hỗn hống nha khoa, pha chế thuốc,...
Hỗn hống nha khoa Almagam
- Điểm đóng băng của thủy ngân (-38,83 °C) được sử dụng như nhiệt độ tiêu chuẩn cho thang đo nhiệt độ quốc tế.
- Hơi thủy ngân được dùng trong các loại đèn hơi thủy ngân và một số loại đèn huỳnh quang cho các mục đích quảng cáo. Màu sắc của loại đèn này phụ thuộc vào loại khí nạp vào bóng.
- Ứng dụng để tách vàng và bạc trong các quặng sa khoáng.
- Thuỷ ngân được sử dụng để chuyển mạch điện. Trong sản xuất natri hydroxide và clo, người ta sử dụng phương pháp điện phân với cathode thủy ngân.
Đa phần chúng ta chỉ tiếp xúc với thủy ngân ở nồng độ thấp nên các triệu chứng nhiễm độc chỉ xuất hiện khi phơi nhiễm lâu ngày. Phơi nhiễm thủy ngân cấp tính xảy ra khi tiếp xúc với thủy ngân ở nồng độ cao trong thời gian thời gian ngắn, thường là dưới một ngày. Trường hợp này xảy ra thường là do các tai nạn nghề nghiệp, cháy kho xưởng sản xuất, vỡ bóng đèn có chứa thuỷ ngân.
Cháy kho xưởng phát tán thủy ngân vào không khí
Các yếu tố ảnh hưởng tới mức độ nhiễm độc thuỷ ngân bao gồm:
- Thai nhi
Thai nhi là đối tượng dễ bị ảnh hưởng bởi thuỷ ngân nhất. Phơi nhiễm cấp tính methylmercury trong thời gian thai kì có thể do việc ăn cá và động vật giáp xác của người mẹ gây ảnh hưởng xấu đến não bộ và hệ thần kinh đang phát triển của thai nhi. Cụ thể thì methylmercury làm suy giảm sự phát triển thần kinh, ảnh hưởng nghiêm trọng tới khả năng nhận thức, tư duy, trí nhớ, khả năng ngôn ngữ, sự chú ý, các kỹ năng liên quan đến không gian và thị giác của trẻ nhỏ.
- Đối tượng phơi nhiễm mãn tính
Những người thường xuyên tiếp xúc với thủy ngân trong một khoảng thời gian dài, ví dụ như người làm công nhân trong nhà máy, ngư dân, các hộ dân cư xung quanh khu công nghiệp, khu vực xả thải,…là đối tượng rất dễ nhiễm độc thuỷ ngân.
Dấu hiệu sớm của nhiễm độc thuỷ ngân
Dấu hiệu sớm của nhiễm độc thuỷ ngân được gọi là chứng dị cảm. Người bị nhiễm đọc sẽ cảm thấy tê và đau nhói ở môi, ngón tay. Tùy thuộc dạng thuỷ ngân tồn tại, thời gian và nồng độ tiếp xúc mà các biểu hiện sẽ khác nhau.
- Nhiễm độc cấp tính: Tiếp xúc với thủy ngân dạng nguyên tố hoặc thủy ngân vô cơ sẽ gây ngộ độc cấp tính. Hiện tượng nhiễm độc này xảy ra thường là do các tai nạn như vỡ bình chứa, hỏa hoạn,…khiến hơi thủy ngân bốc lên với nồng độ cao và làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ hô hấp của con người nếu hít phải.
- Nhiễm độc mãn tính: Hiện tượng nhiễm độc mãn tính xảy ra chủ yếu do sự phơi nhiễm hơi thủy ngân, bụi thủy ngân và hợp chất thủy ngân qua đường hô hấp hoặc các hợp chất thủy ngân vô cơ, hữu cơ qua thức ăn, nước uống.
Vì thủy ngân là kim loại lỏng và khó phân hủy trong môi trường không khí, đất, nước, trầm tích, thực vật…nên nó rất dễ tích tụ trong chuỗi thức ăn rồi đi vào cơ thể con người hoặc hấp thụ qua da, tóc con người. Để giám sát mức độ thủy ngân trong các môi trường này thì cần có những phân tích cụ thể từ mẫu thức ăn, mẫu nước, đất, không khí, mẫu thực vật và tóc, máu, nước tiểu,…của con người.
Các triệu chứng do nhiễm độc thủy ngân mãn tính gây ra phụ thuộc vào nồng độ phơi nhiễm và thời gian tiếp xúc. Trong trường hợp này, người bệnh thường có các biểu hiện như:
Phụ nữ mang thai ăn phải thực phẩm nhiễm thuỷ ngân có thể bị sảy thai
Viêm loại do nhiễm độc thủy ngân
Nuốt phải thủy ngân sẽ rất nguy hiểm
Hít phải hơi thuỷ ngân do tai nạn vỡ bình chứa, hỏa hoạn,… gây bệnh phổi nặng cấp tính với những biểu hiện lúc đầu là ho, khó thở, đau tức ngực hoặc có thể đi kèm với sốt. Các triệu chứng này có thể giảm đi trong vòng 1 tuần nhưng cũng có những trường hợp có diễn biến nặng như suy hô hâp, phù phổi, co giật, mê sảng hoặc tử vong sau 24 – 36 giờ sau tiếp xúc.
Nhiễm độc thủy ngân có thể gây tử vong
Để chẩn đoán chính xác có nhiễm độc thuỷ ngân hay không thì chúng ta cần xác định thời gian phơi nhiễm, các tác nhân vật lý và nồng độ thuỷ ngân trong cơ thể có tăng lên cao hay không. Thời gian đo chính xác nồng độ Hg trong máu và nước tiểu là trong vòng 24 giờ.
Ngoài ra cần tiến hành thêm một số xét nghiệm như thăm dò chức năng gan thận, phân tích tế bào máu, khí máu, chụp X – quang tim phổi.
- Loại bỏ các loại thực phẩm bị nhiễm độc
- Loại bỏ tất cả các nguồn chứa thuỷ ngân mà người bệnh đã tiếp xúc. Nếu là do hải sản thì cần dừng ngay việc sử dụng loại thực phẩm này.
- Thay đổi các yếu tố môi trường xung quanh
Nếu nguyên nhân gây nhiễm độc bắt nguồn từ nơi làm việc hoặc tiếp xúc với môi trường bị ô nhiễm thì cần chuyển bệnh nhân tránh xa khu vực này và đổi nơi công tác mới để các biện pháp chữa trị được tốt.
- Liệu pháp thải sắt (Chelation therapy)
Đối với những trường hợp nhiễm độc nghiêm trọng, bệnh nhân cần được điều trị bằng liệu pháp thải sắt. Các tác nhân thải sắt kết hợp với thuỷ ngân trong máu và nước tiểu sẽ loại bỏ độc tố và thuỷ ngân ra khỏi cơ thể. Mặc dù hiệu quả nhưng liệu pháp này vẫn có những rủi ro và tác dụng phụ nên nó chỉ được bác sỹ chỉ định khi cần thiết.
- Tăng cường việc sử dụng các nguồn năng lượng sạch
Quá trình đốt than tại các nhà máy nhiệt điện, nồi hơi công nghiệp và lò sưởi trong các hộ gia đình để thu nhiệt và năng lượng là tác nhân chính phát thải thuỷ ngân vào không khí. Việc sử dụng các nguồn năng lượng sạch như gió, mặt trời,… sẽ giúp làm giảm các hoạt động trên, từ đó giảm lượng Hg trong không khí.
- Dừng hoạt động khai thác thủy ngân
Thủy ngân là chất không thể bị phá hủy nên nó đã được ứng dụng trong nhiều quy trình tái chế cho các mục đích khác. Chính vì vậy mà chúng ta không cần khai thác thêm thủy ngân nữa.
- Không dùng thủy ngân trong hoạt động khai thác vàng
Sử dụng thủy ngân trong quá trình khai thác vàng ở quy mô nhỏ gây nguy hiểm đến sức khỏe cộng đồng. Do đó cần ứng dụng rộng rãi các phương pháp khai thác vàng không dùng thủy ngân (trừ xyanua). Khi sử dụng thủy ngân cho các hoạt động sản xuất công nghiệp, các biện pháp an toàn để ngăn ngừa phơi nhiễm nhất thiết phải sử dụng.
- Loại bỏ và xử lý những sản phẩm chứa thủy ngân không cần thiết
Nhiều quốc gia đã cấm sử dụng các sản phẩm làm sáng da có chứa thủy ngân
- Khi nhiệt kế thuỷ ngân bị vỡ, dùng lòng đỏ trứng gà hoặc bột lưu huỳnh (nếu có) rắc lên, đồng thời sơ tán trẻ em và người thân ra vị trí khác. Sử dụng găng tay, khẩu trang và giấy từ từ hót nhẹ các giọt thủy ngân vào lọ kín, cẩn thận để tránh làm vỡ các hạt, sau đó mở cửa thông thoáng. Nếu quần áo bị dính thuỷ ngân thì phải thay ngay và ngân trong nước lạnh. Tuyệt đối không đổ thuỷ ngân ra cống rãnh mà cần đưa đến đúng nơi quy định.
Hy vọng rằng với những thông tin mà chúng tôi vừa chia sẻ ở trên, các bạn đã hiểu được khái niệm thuỷ ngân là gì, dấu hiệu nhiễm độc thuỷ ngân ra sao và cách phòng tránh nhiễm độc như thế nào. Nếu còn có câu hỏi nào về thuỷ ngân, các bạn hãy để lại thông tin tại website ammonia-vietchem.vn các chuyên viên của chúng tôi sẽ liên hệ để tư vấn chi tiết hơn.
Xem thêm:
Vui lòng đợi
Chúng tôi sẽ liên hệ tới bạn sớm nhất có thể
Có lỗi hệ thống, vui lòng thử lại sau, xin cảm ơn!.