Một số loại hóa chất thí nghiệm thông dụng hiện nay
26/02/2022
Như bài trước Ammonia – VietChem đã giúp bạn tìm hiểu về định nghĩa, đặc điểm của hóa chất thí nghiệm. Trong bài dưới đây, chúng tôi sẽ tiếp tục giới thiệu đến bạn một số loại hóa chất thí nghiệm thông dụng hiện nay, bạn đọc cùng theo dõi ngay nhé.
Một số loại hóa chất thí nghiệm thông dụng
1. Hóa chất Phenolphtalein
1.1. Định nghĩa
Phenolphtalein là một hợp chất hóa học thường được viết tắt là “Hln” hoặc “phph”, có công thức C20H14O4.
1.2. Tính chất đặc trưng
Là hợp chất hóa học tồn tại dưới dạng lỏng, đậm đặc hơn nước, không mùi, trong suốt hoặc tồn tại ở dạng bột trắng
Hòa tan kém trong nước nhưng có tính tan tốt trong rượu và ether
Khối lượng riêng: 1.277 gcm-3 ở 32 độ C
Áp suất hơi (được ước tính): 6,7 x 10-13 mmHg
Nhiệt độ nóng chảy: 262,5 độ C
Khối lượng mol: 318,328 g.mol-1
Nhiệt độ sôi: 557,8 ± 50,0 độ C ở áp suất khí quyển
Phân hủy khi bị đun nóng và tỏa ra khỏi cay nồng, gây khó chịu
Là một axit yếu, vì vậy trong dung dịch có thể làm mất đi ion H. Ion của Phenolphtalein có màu hồng. Nếu thêm bazơ vào dung dịch này, trạng thái cân bằng của các ion sẽ chuyển dịch sang phải khiến cho nhiều ion hóa hơn khi các ion H bị loại bỏ.
1.3. Công dụng
Được dùng trong làm chất chỉ thị nhằm kiểm tra nồng độ pH hoặc sử dụng để chuẩn độ axit – bazơ của dung dịch: chuyển sang không màu nếu dung dịch có tính axit, màu tím khi nồng độ chất chỉ thị đặc, hồng nhạt nếu dung dịch mang tính bazơ, trở về không màu khi dung dịch có tính kiềm cực mạnh.
Là hóa chất rất hữu ích khi thử nghiệm các dấu hiệu của phản ứng cacbonat hóa trong bê tông
Từng được sử dụng để làm thuốc nhuận tràng nhưng hiện nay đã không còn được sử dụng do có khuyến cáo về tác dụng phụ gây nguy hiểm cho con người.
Dùng làm thuốc thử trong xét nghiệm pháp y để kiểm tra sự hiện diện của hemoglobin có trong mẫu xét nghiệm.
Trong mực, nó được trộn với natri hydroxit và phản ứng với CO2 có trong không khí.
Hóa chất thí nghiệm Phenolphtalein được sử dụng để làm chất chỉ thị màu
2. Hóa chất Ethylene glycol
2.1. Ethylene glycol là gì?
Ethylene glycol là một hợp chất hữu cơ có tính chất không màu, không mùi và ở dạng chất lỏng như sirô với một hương vị ngọt ngào. Nó có công thức hóa học là (CH2OH)2 hoặc C2H6O2 và được biết đến với nhiều tên gọi khác như: 1,2-Ethanediol Hypodicarbonous, ethylene alcohol,…
2.2. Tính chất đặc trưng
Loại chất lỏng không có màu và không mùi
Tan trong nước và đa số các dung môi hữu cơ khác
Khối lượng riêng: 1,1132 g/cm3
Điểm nóng chảy: -12,9 độ C
Điểm sôi: 197,3 độ C
Áp suất hơi: 0,06 mmHg (ở 20 độ C)
Độ nhớt: 1,61 x 10-2 N*s/m2
Có phản ứng cùng với kim loại, đồng II hidroxit tạo phức hợp este hóa, sẽ bị tách nước hoặc gặp phản ứng oxi hóa
2.3. Ứng dụng cơ bản
Sử dụng trong làm dung môi
Là phương tiện hữu hiệu trong truyền nhiệt, cụ thể là làm chất làm lạnh và chất chuyển nhiệt
Dùng để làm chất chống đông
Được ứng dụng như một hợp chất tiền chất cho polymer
Làm chất khử nước
Là một chất làm khô hữu ích
Ethylene glycol là một trong những hóa chất thí nghiệm thông dụng
3. Hóa chất Phenoxyethanol
3.1. Phenoxyethanol là gì?
Phenoxyethanol được xem là một loại hóa chất bảo quản ở dạng lỏng, không màu, mùi dễ chịu và tồn tại dưới dạng dầu, được ứng dụng trong sản xuất mỹ phẩm nhằm giúp duy trì chất lượng của sản phẩm trong thời gian dài.
3.2. Tính chất đặc trưng
Tồn tại dưới dạng chất dầu lỏng, không có màu, có mùi dễ chịu
Tan ít trong nước và bay hơi ít
Ổn định trong khoảng nhiệt độ 85 độ C và hoạt động tại độ pH là từ 3 – 10
Tân nhiều ở trong hầu hết các loại dầu
3.3. Ứng dụng cơ bản
Ứng dụng trong sản xuất mỹ phẩm: các loại kem dưỡng da, dưỡng ẩm hay các loại dầu xả, loại sơn móng tay, nước rửa tay, kem chống nắng,..
Hóa chất 2- Phenoxyethanol có hàm lượng ≥ 99.00% được sử dụng trong tổng hợp, phân tích hóa học tại các phòng thí nghiệm của trường học hay viện nghiên cứu,…
4. Hóa chất tinh khiết Sucrose
4.1. Sucrose là gì?
Sucrose là hợp chất hóa học có công thức C12H22O11, được tạo thành từ một glucose và fructose được liên kết với nhau nhờ liên kết 1,2 glucoside.
4.2. Tính chất đặc trưng
Dạng bột kết tinh có màu trắng, không mùi, có vị ngọt dễ chịu và dễ hòa tan
Độ nhớt của chúng tăng khi nồng độ tăng và ngược lại
Khối lượng phân tử của Sucrose: 342,3 g/mol
Điểm nóng chảy: 186 độ C
Khối lượng mol: 342.29648 g/mol
Độ hòa tan trong nước: 211,5 g/100ml (ở 20 độ C)
Khối lượng riêng: 1,587 g/cm3
Không có tính khử mà chỉ mang tính chất của một ancol đa chức và phản ứng thủy phân của một disaccarit.
4.3. Ứng dụng cơ bản
Được sử dụng khá phổ biến trong phòng thí nghiệm, viện nghiên cứu để thủy phân sucroza thành glucoza và fructoza
Dùng trong sản xuất nhiều loại thực phẩm như kẹo ngọt, nước trái cây,… và hỗ trợ cho bảo quản thực phẩm
5. Hóa chất tinh khiết Bạc nitrat
5.1. Bạc nitrat là gì?
Bạc nitrat hay Silver nitrat là một hợp chất phổ biến của bạc cùng axit nitric với công thức hóa học AgNO3.
5.2. Tính chất đặc trưng
Chất rắn có màu trắng và không có mùi
Hòa tan trong nước và không hút ẩm
Khối lượng riêng: 4.35 g/cm3
Điểm nóng chảy: 212 độ C
Điểm sôi: 444 độ C
Độ hòa tan trong nước: 1220 g/l ở 0 độ C và 7330 g/l ở 100 độ C
Mang những tính chất hóa học của một muối. Tuy dung dịch có tính axit yếu nhưng lại mang tính oxy hóa mạnh. Có các phản ứng như phản ứng oxi hóa khử, phân hủy, tác dụng với muối, axit, kim loại,…
5.3. Ứng dụng cơ bản
Sử dụng trong kết tủa các ion clorua, dùng để hiệu chuẩn dung dịch natri clorua
Trong công nghiệp: dùng cho sản xuất muối bạc khác, tạo chất kết dính dẫn điện, làm vật liệu nhạy sáng cho phim – quang,…
Trong y học: giúp ăn mòn mô hạt tăng sinh, dung dịch loãng còn được sử dụng để làm thuốc diệt nấm trong nhiễm trùng mắt
Sản phẩm Bạc nitrat AgNO3 (Trung Quốc) có độ tinh khiết ≥ 99.8% được sử dụng rộng rãi trong các ngành công – nông nghiệp, nghiên cứu khoa học để làm chất khởi đầu cho việc tổng hợp các chất bạc khác, phân biệt những ion nhóm halogen với nhau,…
Silver Nitrat của Merck – Đức được sử dụng trong làm thuốc thử phân tích phòng thí nghiệm
Hóa chất Silver Nitrat - Merck, Đức được sử dụng làm thuốc thử phân tích trong phòng thí nghiệm
6. Hóa chất tinh khiết photpho
6.1. Photpho là gì?
Photpho là một trong các nguyên tố hóa học nằm trong bảng tuần hoàn với ký hiệu P và có số nguyên tử 15. Nó là một phi kim đa hóa trị thuộc nhóm nitơ và có thể được tìm thấy trong các loại đá phốt phát vô cơ hay cơ thể sống.
Nguyên tố này thường tồn tại ở ba dạng hình thù cơ bản là trắng, đỏ, đen, Trong đó, phổ biến nhất là trắng và den.
6.2. Tính chất đặc trưng cùng ứng dụng cơ bản
6.2.1. Phốt pho trắng
Là loại allotrope phổ biến thứ hai của phốt pho với màu đỏ sẫm với đặc trưng không tan trong dung môi thường, không có mùi, dễ hút ẩm và chảy rữa, không độc hại
Nó được ứng dụng trong sản phẩm diêm để tạo ra lửa, là nguyên liệu tạo methamphetamine, thành phần có trong các sản phẩm flare, thiết bị khói, sử dụng trong phòng thí nghiệm,…
6.2.2. Phốt pho trắng
Là loại allotrope của photpho tồn tại dưới dạng chất rắn trong mờ và chuyển vàng khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời.
Đây là một chất rắn trong suốt, màu trắng hoặc vàng nhạt, không tan trong nước nhưng tan nhiều trong các dung môi hữu cơ và rất độc. Khả năng phát quang màu lục nhạt trong bóng tối tại nhiệt độ thường và có thể chuyển hóa dần thành phốt pho đỏ nếu bị đun nóng đến 250 độ C mà không có không khí
Nó được sử dụng để làm chất phụ gia trong napalm hay trong sản xuất photpho đỏ.
7. Nước rửa tay khô
Đây là một loại dung dịch được sử dụng để rửa tay mà không cần dùng đến nước với tác dụng giúp tiêu diệt vi khuẩn.
Nó bao gồm các thành phần chính: cồn, nước tinh khiết, chất hút ẩm, chất diệt khuẩn, hương liệu hay tinh dầu làm thơm.
Để có khả năng sát trùng, cồn cần đạt 60 -70 độ trở lên, do vậy nếu muốn sử dụng nước rửa tay khô với mục đích tiêu diệt vi khuẩn, bạn cần xem xét đến các yếu tố thành phần của chúng.
Nước rửa tay khô là hóa chất không thể thiếu trong các phòng thí nghiệm
Tìm hiểu thêm nhóm hóa chất độc hại trong phòng thí nghiệm
Như chúng ta đã biết hóa chất phòng thí nghiệm ngoài các chất an toàn thì còn bao gồm nhiều loại hóa chất độc, nguy hiểm như: axit nitric, axeton, bari nitrat, brom lỏng, metanol,…Vậy cụ thể nó gồm những loại nào và đặc điểm ra sao?
Dựa vào chức năng và đặc điểm mà người ta có thể chia hóa chất độc hại trong phòng thí nghiệm thành 4 nhóm chính:
1. Hóa chất ăn mòn
Đây là nhóm hóa chất có thể gây tổn thương nghiêm trọng nếu chúng tiếp xúc với mô sống hay trong trường hợp rò rỉ sẽ gây hư hỏng về vật chất, thậm chí có thể làm phá hủy các vật dụng và phương tiện vận chuyển.
Thông thường, các hóa chất này có thể là chất rắn, lỏng hoặc khí. Một số loại hóa chất có thể trở thành loại ăn mòn khi tiếp xúc cùng với nước, hơi ẩm benzyl chloride lan hay mồ hôi trên da.
2. Hóa chất nguy hiểm
Là các hóa chất gây nguy hiểm trong phòng thí nghiệm đe dọa tới sức khỏe của con người như:
Hơi iot: gây khó chịu mắt, các màng nhầy, có thể gây tổn thương nghiêm trọng khi tiếp xúc với da
Thuốc tím Kali pemanganat: loại chất có tính oxi hóa cao, được sử dụng để sát khuẩn, nếu uống nhầm có thể dẫn tới hiện tượng ngộ độc, loét niêm mạc, thậm chí là gây thủng dạ dày.
Nhôm clorua: có thể gây tình trạng kích ứng da, mắt và đường hô hấp.
3. Hóa chất độc hại
Với những chất độc hại ở dạng thể khí, khi chúng ta ngửi trực tiếp sẽ gây nguy hiểm cho đường hô hấp, ảnh hưởng tới sức khỏe, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.
4. Chất dễ cháy
Một số loại chất rắn, lỏng, khí dễ bắt lửa và tiếp tục cháy trong không khí nếu tiếp xúc cùng với nguồn lửa.
Tham khảo cách sắp xếp hóa chất thí nghiệm
1. Cách sắp xếp
Có phòng để cất giữ hóa chất riêng biệt với các dụng cụ và thiết bị thí nghiệm
Nên sắp xếp theo công dụng, độ tinh khiết cũng như độ độc hại, tính chất đặc trưng của từng chất
Cần thiết phải có nhãn trên tất cả những bao bì đựng hóa chất
Có bản hướng dẫn về sơ đồ sắp xếp hóa chất
Cần sắp xếp các loại hóa chất thí nghiệm gọn gàng, có đầy đủ thông tin nhãn mác
2. Trong quản lý hóa chất
Cần phải có danh sách các loại thuốc thử nghiệm có cả về số lượng cũng như chất lượng
Có bảng sử dụng các loại hóa chất hàng ngày
Cần báo cáo tình trạng của hóa chất theo tuần, tháng, học kỳ và năm
Phải có kế hoạch mua bổ sung các loại hóa chất kịp thời
Phải có phương án trong bảo quản hóa chất hợp lý theo đúng tính chất của từng loại sản phẩm
Cần có hồ sơ hóa chất phòng thí nghiệm về tên gọi, công thức, nơi sản xuất và hạn sử dụng, đặc tính, số lượng, cách sử dụng.
Gợi ý nơi mua hóa chất thí nghiệm giá tốt, chất lượng
Nếu bạn đang tìm nơi bán hóa chất thí nghiệm uy tín thì công ty VietChem là lựa chọn hàng đầu dành cho bạn. Tại đây có đa dạng các loại hóa chất, từ hóa chất tinh khiết đến hóa chất công nghiệp phù hợp với nhiều nhu cầu của khách hàng mà giá thành lại rất cạnh tranh. Uy tín của công ty chúng tôi đã được chứng minh với sự tin tưởng lựa chọn của hệ thống khách hàng lớn trên cả nước trong suốt hơn 20 năm qua.
Mọi thông tin chi tiết về sản phẩm hay đặt mua hóa chất thí nghiệm của VietChem, quý khách hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 096 302 9988 hoặc truy cập website ammonia-vietchem.vn. Đội ngũ chuyên viên giàu kinh nghiệm của chúng tôi luôn sẵn sàng để hỗ trợ giải đáp tốt nhất cho quý khách.