Hotline: 096 302 9988

Hỗ trợ: 096 302 9988

sales@hoachat.com.vn

Hóa chất độc hại là gì? 10 loại hóa chất độc hại hiện nay cần biết

27/02/2022

Hóa chất độc hại có khả năng gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, cuộc sống của con người và luôn thường trực ngay tại nhà mà chúng ta không hề hay biết. Hãy cùng ammonia-VietChem tìm hiểu xem chúng là gì trong bài viết dưới đây để có phương pháp phòng tránh thích hợp nhé.

Tìm hiểu chung về hóa chất độc hại là gì?

Hóa chất là đơn chất, hợp chất hay hỗn hợp chất được con người khai thác hoặc tạo thành từ nguồn nghiên liệu tự nhiên, nguyên liệu nhân tạo.

Hóa chất độc hại là các loại hóa chất dựa vào những tác động hóa học của nó có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của con người và động vật. Khi bị nhiễm có thể dẫn đến tình trạng tử vong, tê liệt tạm thời hoặc gây ảnh hưởng lâu dài gây ngộ độc cấp tính hay mãn tính.

Hóa chất độc hại có thể bị nhiễm trực tiếp qua các đường khác nhau như ăn uống, hít thở, qua da, thậm chí là lây nhiễm từ thế hệ trước sáng thế hệ sau,…

Hóa chất độc hại là gì?

Hóa chất độc hại là gì?

Hóa chất nguy hiểm bao gồm loại hóa chất có một hoặc một số đặc tính nguy hiểm theo nguyên tắc phân loại của hệ thống hài hòa toàn cầu về việc phân loại và ghi nhãn hóa chất. Các đặc tính này gồm có: dễ nổ, oxy hóa mạnh, ăn mòn mạnh, dễ cháy, độc cấp tính, độc mãn tính, gây kích ứng cho con người, khả năng gây ra ung thư hoặc có nguy cơ gây ung thư, gây tình trạng biến đổi gen, độc đối vấn đề sinh sản, tích lũy sinh học, ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy hay độc hại đến môi trường.

Các loại hóa chất độc hại nguy hiểm hiện nay

1. Hydro peroxit

Có công thức hóa học là H2O2

Đây là loại chất tẩy cổ điển được tìm thấy ngay trong chính ngôi nhà của bạn có nồng độ khoảng 3 – 6%. Nó là một chất dễ nổ và dễ dàng bốc hơi. Do vậy, dạng đậm đặc của loại hóa chất này được sử dụng trong làm nhiên liệu cho tên lửa.

Hydro peroxit là chất oxy hóa dưới dạng lỏng trong suốt, nhớt hơn một chút so với nước và có tính oxy hóa mạnh nên thường được dùng để làm chất tẩy trắng, chất tẩy uế,.. trong gia đình.

Hydro peroxit là một trong những hóa chất độc hại cần lưu ý

Hydro peroxit là một trong những hóa chất độc hại cần lưu ý

2. Digoxin

Công thức hóa học là C41H64O14

Với liều lượng thích hợp, nó được sử dụng để cải thiện các vấn đề về tim mạch. Vì vậy, Digoxin là chất được dùng trong chữa trị các bệnh liên quan tới tim mạch sử dụng tại các bệnh viện.

Nếu sử dụng ở liều cao sẽ gây nhiễm độc digoxin hay còn được gọi là nhiễm độc glycoside tim, quá liều hoặc ngộ độc C41H64O14 thì có thể dẫn đến tử vong. Triệu chứng khi nhiễm độc digoxin có thể nhận biết qua các vấn đề về tiêu hóa như buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, đau bụng,… Trong đó biểu hiện ở tim là đáng lo nhất bởi có thể gây tử vong.

3. Nicotin

Có công thức hóa học: C10H14N2

Đây là chất độc hại được con người sử dụng nhiều nhất, phổ biến nhất. Nó là chất gây nghiện mạnh và có chứa nhiều trong cây thuốc lá. Hợp chất này vừa là chất an thần vừa là chất kích thích có hại với cơ thể. Hút thuốc lá nhiều có thể dần dần gây hủy hoại phổi cùng các cơ quan nội tạng theo thời gian.

Dưới dạng lỏng, nicotin có thể được hấp thụ qua da, xâm nhập vào máu và gây tàn phá cơ thể. Khi tiếp xúc với khoảng 30 – 60 mg chất này có thể gây tử vong trong vòng vài tiếng đồng hồ.

Có thể tìm thấy hóa chất độc hại nicotin trong thuốc lá

Có thể tìm thấy hóa chất độc hại nicotin trong thuốc lá

4. Chì

Công thức hóa học: Pb

Chất này đã được tìm thấy và sử dụng từ rất lâu. Chúng có mặt trong hầu hết các vật dụng trong nhà như ống nước, sơn, thuốc nhuộm,… Tuy nhiên, chì cùng các hợp chất của chì là một trong các loại hóa chất độc hại nhất, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người.

Nó có thể xâm nhập vào cơ thể của chúng ta do hít bụi các loại sơn cũ chứa chì hay tiếp xúc với các nguồn nước, nguồn đất đã bị nhiễm độc chì, hít thở không khí bị nhiễm chì,.. Ngoài ra, việc sử dụng các loại thực phẩm, mỹ phẩm có chứa chì cùng là cách gây nhiễm chì phổ biến hiện nay.

Một số triệu chứng khi nhiễm độc chì:

  • Đối với trẻ em: có các triệu chứng như co giật, hôn mê, ngủ lịm từng lúc, liệt mệt mỏi,… Ngoài ra, còn có thể xuất hiện hiện tượng đau bụng, chán ăn, thiếu máu.
  • Đối với người lớn: xuất hiện tình trạng lơ mơ, mê sảng, lẫn lộn, dễ buồn ngủm, co giật, hôm mê,…

5. Strychnine

Công thức hóa học của Strychnine: C21H22N2O2

Hóa chất này thường được dùng để làm thuốc trừ sâu cho động vật gặm nhấm. Với độc tính mạnh, chỉ một lượng nhỏ Strychnine cũng có thể gây tử vong cho con người.

Strychnine có thể nhiễm do hít phải, nuốt hoặc hấp thụ qua mắt, miệng và gây ngộ độc dẫn đến tình trạng co giật và cuối cùng là tử vong do ngạt.

6. Sodium cyanide

Công thức hóa học: NaCN

Là một trong các chất độc nổi tiếng, có thể là bất cứ hóa chất nào có chứa cacbon nitrogen và có thể được tìm thấy ở nhiều nơi khác nhau. Sodium cyanide được dùng như một hóa chất công nghiệp. Khi tiếp xúc với loại hóa chất này có thể gây tử vong trong vài giây.

Các triệu chứng khi nhiễm độc NaCN: yếu toàn thân, buồn nôn, xuất hiện tình trạng mơ hồ, khó thở, co giật, mất ý thức và tim ngừng đập.

Có thể xuất hiện triệu chứng buồn nôn khi nhiễm độc Sodium cyanide

Có thể xuất hiện triệu chứng buồn nôn khi nhiễm độc Sodium cyanide

7. Thủy ngân

Có công thức hóa học: Hg

Thủy ngân tồn tại dưới dạng lỏng tại nhiệt độ phòng và dễ bay hơi, có độc tính mạnh. Có thể tìm thấy chúng trong nhiệt kế và một số thiết bị y tế hay công tắc điện, bóng đèn huỳnh quang,…

Con người có thể tiếp xúc với Hg qua nhiều hình thức khác nhau. Tuy nhiên, tình trạng phơi nhiễm thủy ngân chủ yếu xảy ra thông qua việc ăn phải cá cùng sinh vật giáp xác nhiễm methylmercury. Nhiễm Hg thường xảy ra gần các khu công nghiệp.

Các triệu chứng khi nhiễm độc thủy ngân có thể bắt gặp:

  • Đối với trẻ em: suy giảm kỹ năng vận động, khả năng suy nghĩ yếu kém, khả năng học nói và hiểu ngôn ngữ gặp khó khăn, khó phối hợp tay mắt tốt, nhận thức kém.
  • Đối với lớn: gây yếu tim, trong miệng cảm nhận có vị kim loại, buồn nôn, ói mửa, làm rối loạn khả năng vận động, không còn cảm giác ở tay, mặt hay các bộ phận khác, gây suy giảm thị giác và thích giác hay khả năng nói, bị khó thở, khó đi, khó đứng thẳng.

8. Batrachotoxin

Công thức hóa học: C31H42N2O6

Là loại chất độc được chiết xuất từ chất bài tiết của loài ếch độc. Lượng Batrachotoxin được lấy từ 1 con ếch độc có thể giết chết hơn 20 ngược hoặc hai con voi.

Chất độc này gây tử vong bằng cách tác động lên các kênh ion Na+ trong các tế bào cơ bắp và dây thần kinh, làm cho chúng không thể đóng khép lại được. Điều này khiến cho dòng ion Na+ bị lưu chuyển liên tục và từ đó gây chết do suy tim.

9. Arsenic

Công thức hóa học: As

Arsenic còn được biết đến bằng cái tên thạch tín. Đây là chất có độc tính cao, rất nguy hiểm đối với sinh vật cũng như con người. Chất này khi hòa tan trong nước tạo thành dung dịch không màu, không vị. Cơ thể có thể bị nhiễm As chủ yếu qua thực phẩm, nước uống hay không khí.

Nhiễm độc As được chia thành 2 dạng là nhiễm độc mãn tính và cấp tính với các biểu hiện như:

  • Nhiễm độc cấp tính: gây đau bụng, nôn mữa, tiêu chảy, tê, ngứa da, chuột rút cơ bắp, gây thâm tím người, đi tả, bí tiểu, gây mệt mỏi, suy nhược hệ thần kinh, số lượng hồng cầu và bạch cầu bị suy giảm nhanh.
  • Nhiễm độc mãn tính: khi tiếp xúc thời gian dài gây tổn thưởng da như sừng hóa, đổi sắc tố,… có thể dẫn đến ung thư da. Lâu dần có thể dẫn đến các bệnh ung thư khác như ung thư phổi, bàng quang. Tình trạng phơi nhiễm As lâu dài có thể dẫn tới các bệnh về thần kinh, đái tháo đường và bệnh phổi, tim mạch.
Nhiễm độc cấp tính Arsenic gây đau bụng, nôn mửa,...

Nhiễm độc cấp tính Arsenic gây đau bụng, nôn mửa,...

10. Chất độc da cam

Công thức hóa học là C24H27Cl5O6

Đây là một trong các chất độc được con người tạo ra với mục đích ban đầu để diệt cỏ, làm rụng lá, được Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam.

Chất độc da cam ban đầu có khả năng gây tổn thương da nghiêm trọng. Về lâu dài, có thể gây dị dạng thai nhi cho người bị phơi nhiễm.

Tham thảo thêm danh mục hóa chất độc hại

  • Một số loại hóa chất độc hại trong công nghiệp có thể kể đến như:

STT

Tên hóa chất

STT

Tên hóa chất

1

Hydro peroxit

9

Arsenic

2

Digoxin

10

Chất độc da cam

3

Nicotin

11

Amoni nitrat (> 98%)

4

Chì

12

Các loại khí hóa lỏng đặc biệt dễ cháy

5

Strychnine

13

Clo

6

Sodium cyanide

14

Brom

7

Thủy ngân

15

Hidro xyanua

8

Batrachotoxin

16

Brodifacoum

  • Các hóa chất độc hại trong thực phẩm cần biết

STT

Tên hóa chất

STT

Tên hóa chất

1

Tinopal

9

Methanol

2

Hàn the

10

Chất kích phọt rau

3

Foocmôn

11

Dioxin

4

Ure

12

BHA

5

Phẩm màu thực phẩm

13

Chất tạo ngọt nhân tạo

  • Hóa chất cấm sử dụng trong thủy sản (các loại hóa chất, kháng sinh cấm đươc sử dụng trong sản xuất hay kinh doanh động vật thủy sản):

STT

Tên hóa chất, kháng sinh

STT

Tên hóa chất, kháng sinh

1

Aristolochia spp cùng các chế phẩm từ chúng

13

Dimetridazole

2

Chloramphenicol

14

Colchicine

3

Chloroform Chlorpromazine

15

Dapsone

4

Enrofloxacin

16

Dimetridazole

5

Ciprofloxacin

17

Metronidazole

6

Nhóm Fluoroquinolones

18

Nitrofuran (gồm Furazolidone)

7

Cypermethrin

19

Ronidazole

8

Cypermethrin

20

Ipronidazole

9

Trifluralin

21

Green Malachite

10

Trichlorfon (Dipterex)

22

Clenbuterol

11

Gentian Violet

23

Diethylstilbestrol (DES)

12

Glycopeptides

24

 các Nitroimidazole khác

 

Hy vọng với những thông tin trên, ammonia – VietChem đã giúp bạn đọc hiểu hơn về hóa chất độc hại là gì, chúng bao gồm chất nào và có đặc điểm ra sao. Hãy liên hệ với chúng tôi qua số hotlin 096 302 9988 nếu bạn còn bắt cứ thắc mắc nào liên quan hoặc tham khảo thêm các bài viết khác tại website ammonia-vietchem.vn nhé.

Đánh giá - Bình luận
Nhận xét đánh giá

Không được bỏ trống

Không được bỏ trống

Không được bỏ trống

Danh mục tin tức

Vui lòng đợi

Chúng tôi sẽ liên hệ tới bạn sớm nhất có thể

Có lỗi hệ thống, vui lòng thử lại sau, xin cảm ơn!.

096 302 9988