Hotline: 096 302 9988

Hỗ trợ: 096 302 9988

sales@hoachat.com.vn

Dung môi pha sơn là gì? Dung môi pha sơn có độc không?

18/08/2021

Dung môi pha sơn là một sản phẩm được dùng để pha loãng sơn, nhờ đó làm tăng khối lượng phủ bề mặt của sơn. Tùy vào tính chất công việc, loại sơn sử dụng, chất lượng dung môi mà chúng ta sẽ lựa chọn loại dung môi thích hợp. Vậy bạn có biết dung môi pha sơn là gì và có những loại dung môi pha sơn nào đang được sử dụng phổ biến hiện nay không. Cùng chúng tôi đi tìm câu trả lời qua nội dung bài viết ngày hôm nay nhé

Dung môi pha sơn là gì?

Dung môi pha sơn hay còn gọi là thinner, là chất pha loãng và làm mỏng màng sơn. Nói một cách đơn giản thì dung môi pha sơn là chất dùng để giảm độ nhớt của hỗn hợp sơn.

Dung môi pha sơn là gì?

Dung môi pha sơn là gì?

Tác dụng của dung môi pha sơn

- Pha loãng sơn nhằm tạo ra một hỗn hợp mới có độ nhớt thấp hơn để dễ thi công hơn.

- Tạo màng sơn mỏng đẹp như mong muốn. Một số loại dung môi còn giúp làm giảm thời gian khô của màng sơn.

- Tiết kiệm lượng sơn cần thiết để thi công.

- Dùng để vệ sinh, làm sạch những khu vực bị sơn bám bẩn sơn trong quá trình thi công.

- Ứng dụng trong nhiều sản phẩm khí dung, sản xuất keo dán, băng dính, dùng trong công nghiệp sản xuất dược phẩm, ngành giày da. Ngoài ra, một số nhiếp ảnh gia cũng sử dụng dung môi pha sơn.

Tác dụng của dung môi pha sơn

Tác dụng của dung môi pha sơn

Các nhóm dung môi pha sơn được dùng hiện nay

Tùy vào chủng loại sơn mà người ta sẽ sử dụng loại dung môi pha sơn thích hợp. Hiện nay, có một số loại dung môi pha sơn đang được sử dụng phổ biến, đó là:  Các nhóm dung môi thường được sử dụng bao gồm:

- Dung môi có chứa nhân thơm (toluene, xylen..)(30%)

- Dung môi dạng mạch thẳng (27%)

- Dung môi gốc xeton (methyl ethyl xeton-MEK, MIBK) ( 17%)

- Dung môi gốc alcohol (butyl alcohol, ethyl alcohol..) ( 17%)

- Dung môi loại khác (14%)

Đối với sơn nhũ tương gốc nước, chúng ta có thể sử dụng nước để làm dung môi pha loãng.

Dung môi pha sơn acetone

Dung môi pha sơn acetone

Các đặc tính của dung môi dùng trong công nghiệp sản xuất sơn

1. Đặc tính chất lượng

Là những tính chất của dung môi có thể ảnh hưởng đến chất lượng của sơn, trong đó độ hòa tan và tốc độ bay hơi là 2 tính chất quan trọng nhất.

  • Độ hòa tan dung môi

Là khả năng tách biệt phân tử polymer tạo màng của sơn và phân tán nó trong dung môi. Độ hòa tan được xác định bằng độ nhớt của dung dịch sơn sau khi pha loãng và % hàm lượng rắn có trong dung dịch này.  Bản chất của dung môi được xác định qua mức độ hòa tan là nhiều hay ít và các nhà sản xuất sơn thường chọn loại dung môi với có độ hòa tan cao.

Dựa vào độ hòa tan mà người ta chia ra làm 4 loại dung môi pha sơn như sau:

- Dung môi đích thực (dung môi hoạt hóa): Không cần pha thêm bất kỳ dung môi nào khác khi sử dụng để pha loãng sơn. Ví dụ như Hydrocarbon mạch thẳng dùng cho nhựa Alkyd béo, Hydrocarbon mạch vòng dùng cho nhựa Alkyd gầy và Acrylic, Epoxy, Ketones dùng cho Vinyl, PU hoặc Acrylic.

- Dung môi ngâm tẩm: Chỉ dùng để thấm ướt nhựa sơn – điển hình trong nhựa NC – tránh tác dụng tiếp xúc với không khí. Ví dụ như Ester, Alcohol,..

- Dung môi phối trộn: Chỉ được dùng pha với dung môi chính nhằm mục đích giảm giá thành của lượng dung môi dùng trong công thức sơn theo yêu cầu.

- Dung môi pha loãng (THINNERS): Hầu hết là các dung môi có mặt trong công thức sản xuất sơn nhằm làm giảm độ nhớt của sơn theo yêu cầu thi công. Ví dụ như White Spirit dùng cho hầu hết Alkyd béo.

  • Tốc độ bay hơi của dung môi

Tốc độ bay hơi là đặc trưng cho độ bay hơi từ màng sơn trong và sau quá trình thi công sơn. Căn cứ vào độ bay hơi nhanh hay chậm mà người sử dụng sẽ lựa chọn loại dung môi thích hợp với tính chất, yêu cầu công việc

- Dung môi bay hơi nhanh:

+ Làm tăng nhanh độ nhớt của sơn nên sẽ làm giảm độ loang chảy của màng sơn khi thi công trên bề mặt thẳng đứng.

+ Đẩy nhanh quá trình đóng rắn của sơn 2 thành phần, đồng thời giảm bớt sự tạo bọt trên màng sơn.

- Dung môi bay hơi chậm:

+ Giúp màng sơn dàn trải đều trên bề mặt cần sơn, khắc phục được nhược điểm của dung môi bay hơi nhanh khi phun sơn.

+ Khắc phục được tình trạng giảm nhiệt độ bề mặt sơn một cách đột ngột do dung môi bay quá nhanh gặp hơi phải ẩm còn bám ở bề mặt sơn, gây ra hiện tượng phồng rộp hoặc màng sơn bị đục mờ.

Vì cả dung môi bay hơi nhanh và chậm đều có những ưu, nhược điểm riêng nên các nhà sản xuất sơn thường phối trộn các dung  môi này với nhau theo tỷ lệ phù hợp để tạo ra được lớp màng sơn có chất lượng mong muốn.

Đặc tính dung dịch pha sơn

Đặc tính dung dịch pha sơn

2. Đặc tính thông số kỹ thuật

Là những yếu tố bắt buộc mà các nhà cung ứng và sản xuất dung môi phải thông báo cho người sử sụng để họ đưa ra quyết định phù hợp. Các đặc tính này sẽ bao gồm:

  • Ngoại quan (Appearance): Là các yếu tố cơ học, màu sắc, độ đục,…giúp người sử dụng nhận biết nhanh về các tạp chất có trong sơn
  • Trị số Brom: Là yếu tố gây ảnh hưởng tiêu cực đến việc bảo quản sơn thành phẩm
  • Trị số màu sắc: Xác định nhanh các tạp chất gây màu có trong dung môi
  • Tỉ trọng hoặc trọng lượng riêng: Giúp xác định chính xác loại dung môi
  • Khoảng nhiệt độ chưng cất: Xác định được sự có mặt của tạp chất có điểm sôi cao hoặc điểm sôi thấp
  • Điểm bắt cháy: Xác định độ an toàn về khả năng phát lửa
  • Độ tinh khiết: Xác định các tạp chất gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng dung môi. Ví dụ như Butanol thứ cấp trong MEK, Benzen có trong dung môi vòng thơm hoặc nước có trong rượu và Ester.
  • Chỉ số khúc xạ: Xác định cho từng loại dung môi

Lưu ý: Các thông số kỹ thuật phải được xác định theo tiêu chuẩn  ASTM

3. Đặc tính về độ an toàn khi sử dụng

Độ an toàn khi sử dụng dung môi sẽ bao gồm có các yếu tố như điểm bắt cháy, mức độ độc hại đối với sức khỏe con người qua đường hô hấp, tiêu hóa, tiếp xúc với da.

Các nhà sản xuất sẽ thông báo các thông số này cho người sử dụng qua MSDS (Material safety Data sheets) theo tiêu chuẩn Úc, Mỹ hoặc CHDS (Chemical Hazard Data Sheets) theo tiêu chuẩn châu Âu.

+> Điểm bắt cháy

Điểm bắt cháy là nhiệt độ thấp nhất mà tại đó dung môi có thể bốc cháy khi tiếp xúc với không khí hoặc gặp tia lửa, ngọn lửa. Nó là thông số rất quan trọng, liên quan trực tiếp đến hàng loạt các vấn đề như sản xuất, bốc dỡ, sắp xếp, vận chuyển, lưu trữ trong kho các sản phẩm có chứa dung môi.

Ở một số quốc gia, người ta đã xây dựng luật để quy định về ngưỡng an toàn của điểm bắt cháy cho các dung môi, áp dụng vào quá trình vận chuyển và lưu kho.

+> Độ độc hại đối với sức khỏe con người

Thường áp dụng chỉ số “giá trị ngưỡng an toàn” TLV (=Threshold, Limit Value) cho nồng độ dung môi có trong không khí khu vực làm việc. Chỉ số TLV cho biết ngưỡng an toàn mà nồng độ dung môi trung bình (p.p.m = triệu đồng) không được vượt quá để đảm bảo sức khỏe con người trong một ngày làm việc.

4. Các đặc tính chất lượng khác

- Hàm lượng rượu và nước có thể gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng của các loại sơn PU.

- Hàm lượng Hydrocarbon thơm trong các loại sơn có gốc dung môi ít vòng thơm: Nếu hàm lượng này dư thừa, sự tương quan hàm lượng rắn/độ nhớt sẽ thay đổi và có thể làm sơn có mùi khó chịu.

- Trị số Brom tác động đến màu sắc, mùi và sự kết tụ nhựa của sơn thành phẩm trong quá trình bảo quản.

- Mùi của dung môi đặc biệt quan trọng khi sử dụng sơn ở các công trình trường học, bệnh viện,…

- Màu sắc của dung môi có thể làm giảm tính thẩm mỹ của màng sơn, đặc biệt là các loại dầu bóng trang trí.

- Sức căng bề mặt ảnh hưởng đến tính thấm ướt của bề mặt sơn. Loại có sức căng bề mặt dung môi thấp thường được lựa chọn vì nó có khả năng thấm sơn dễ dàng vào các góc cạnh của bề mặt sơn.

- Độ nhớt của dung môi có thể ảnh hưởng đến tốc độ và hiệu quả thi công sơn.

Màu sắc sau khi pha dung môi pha sơn

Màu sắc khi pha dung môi pha sơn

Một số lưu ý khi lựa chọn và sử dụng dung môi pha sơn

- Một số loại dung môi pha sơn khi tiếp xúc nhau có thể gây phản ứng hóa học khiến sơn bị lắng, vón cục hoặc tạo ra chất lạ,...

- Mỗi loại dung môi đều có độ hòa tan và thành phần chất phụ gia khác nhau. Khi pha dung môi có độ tan thấp, hỗn hợp sơn sẽ không được pha loãng mà tạo thành một hệ nhũ với nhiều vùng vật chất không hòa tan vào nhau. Khi phun sơn lên bề mặt vật liệu, các bọt khí, đốm màu khác nhau hoặc vón hạt có thể sẽ xuất hiện .

- Với những loại dung môi chất lượng kém, nhiều tạp chất, khi sử dụng có thể làm giảm chất lượng, màu sắc sơn và độ bóng của sơn. Khi phun sơn lên vật liệu, sơn có thể không bám, dễ bong tróc, bị bọt khí, vón hạt hoặc nhăn màng sơn,…

- Nếu dung môi pha sơn có tỷ trong cao thì thời gian khô của sơn sẽ nhanh hơn, độ bóng đều hơn. Còn những loại có tỷ trọng thấp thì thời gian sơn khô sẽ lâu hơn, đặc biệt có thể tạo ra bọt khí, bong bóng,... khi môi trường có nhiệt độ cao.

Lưu ý khi sử dụng dung môi pha sơn

Lưu ý khi sử dụng dung môi pha sơn

Dung môi pha sơn có độc không?

Khi pha sơn, việc sử dụng dung môi pha sơn là điều bắt buộc phải làm và có thể khẳng định rằng, không có loại dung môi nào là “an toàn”, dù đó có là dung môi tự nhiên hay tổng hợp, dung môi tồn tại ở thể lỏng hay thể khí. Chúng đều có thể gây tổn thương hệ thần kinh ngoại vi (hệ thần kinh chỉ đạo từ cột sống ra các chi) nếu phơi nhiễm lâu dài hoặc ở nồng độ cao với các biểu hiện như run, ngứa tứ chi, yếu, mệt, liệt.

Theo Bác sĩ chuyên khoa II Đặng Văn Khiêm Bệnh viện Phổi TW, ngoài tác hại tới hệ thần kinh, nếu tiếp xúc nhiều với dung môi mà không mang đồ bảo hộ đầy đủ, cẩn thận thì còn rất nhiều tác hại và nguy hiểm khác nữa. Bác sĩ Khiêm khuyến cáo những người làm việc trong môi trường có hóa chất bốc hơi như xưởng phun sơn, pha hóa chất dung môi hay vệ sinh máy móc bằng các loại chất tẩy rửa cần có ý thức cao trong việc tuân thủ bảo hộ lao động khi làm việc.

Một số loại dung môi pha sơn phổ biến hiện nay

1. Acetone - C3H6O

Là loại dung môi tồn tại ở dạng lỏng, không màu và tan vô hạn trong nước. Nhờ có khả năng bay hơi nhanh nên nó được dùng để sản xuất sơn mau khô, chất tẩy rửa dùng trong công nghiệp mỹ phẩm, sơn móng tay và một số loại dược phẩm. Ngoài ra, acetone cũng được dùng để làm giảm độ nhớt của nitrocellulose, cellulose ether, cellulose acetate.

Khi bảo quản Acetone, các bạn cần chú ý để chúng tránh xa nguồn nhiệt, những nơi có nhiệt độ lớn hơn 50 oC và kho lưu trữ cũng cần có mái che, đảm bảo thông thoáng, khô ráo.  Nếu để hóa chất bắn lên da, cần rửa thật sạch với xà phòng.

2. Xylene - C8H10

Xylene là loại dung môi lỏng, không màu, không mùi và không tan trong nước. Ứng dụng phổ biến của xylene là dùng trong sản xuất sơn, mực in, keo dán…

Khu vực bảo quản Xylene cũng cần đảm bảo khô ráo, thoáng mát, có mái che và tránh xa nguồn nhiệt. Khi bị dính hoá chất phải rửa thật kĩ bằng xà phòng với nước sạch.

Dung môi xylene - Vietchem

Dung môi xylene - Vietchem

3. Toluen - C7H8

Toluen tồn tại ở dạng lỏng, không màu, tan tốt trong nước và có tốc độ bay hơi cao. Với khả năng hòa tan mạnh mẽ, toluen được sử dụng trong sản xuất chất tẩy rửa, kep dán, sơn,…

Toluen phải được để trong kho thoáng, khô ráo, có mái che đậy và tránh những nơi có nhiệt độ cao trên 50 oC hay những nơi gần nguồn nhiệt. Khi bị dính hoá chất phải rửa thật kĩ bằng xà phòng với nước sạch.

Dung môi pha sơn Toluen

Dung môi pha sơn Toluen - Vietchem

Trên đây là một số thông tin về dung môi pha sơn mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc. Có thể thấy, các loại dung môi pha sơn đều là những chất độc hại. Tùy từng loại dung môi mà độc tính và sự ảnh hưởng đến con người, môi trường sẽ khác nhau. Do đó, các bạn cần đặc biệt chú ý khi làm việc với những hóa chất này. Ngoài ra, nếu bạn nào đang có nhu cầu tìm mua dung môi pha sơn acetone, toluen,….thì có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo số điện thoại 096 302 9988 để được tư vấn và báo giá chi tiết nhất. Hãy truy cập website https://ammonia-vietchem.vn/ để xem những bài viết mới nhất nhé!

Xem thêm

Đánh giá - Bình luận
Nhận xét đánh giá

Không được bỏ trống

Không được bỏ trống

Không được bỏ trống

Danh mục tin tức

Vui lòng đợi

Chúng tôi sẽ liên hệ tới bạn sớm nhất có thể

Có lỗi hệ thống, vui lòng thử lại sau, xin cảm ơn!.

096 302 9988