
Chúng tôi sẽ liên hệ tới bạn sớm nhất có thể
29/06/2021
Mỗi ngày, các hoạt động sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt, y tế,… thải ra môi trường một lượng lớn chất thải rắn và nếu không được xử lý đúng cách, chúng sẽ là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Để hiểu rõ hơn về chất thải rắn là gì? các bạn hãy cùng chúng tôi theo dõi nội dung bài viết dưới đây nhé.
Chất thải rắn là tất cả các chất thải ở thể rắn hoặc sệt (còn gọi là bùn thải) phát sinh do các hoạt động của con người như sản xuất, dịch vụ, kinh doanh, sinh hoạt hàng ngày,…và của các loài động vật khác. Chúng có thể là vỏ chai lọ, hộp nhựa, thức ăn thừa, đồ đạc đã sử dụng, rác sinh hoạt,…
Ô nhiễm chất thải rắn
Là chất có khả năng bốc cháy và phân hủy bởi nhiệt độ trong điều kiện có oxy. Thành phần cháy của chất thải rắn càng cao thì hiệu quả xử lý bởi công nghệ đốt cháy càng cao, chi phí nhiên liệu để đốt bổ sung càng nhỏ.
Có nguồn gốc từ động, thực vật và thường là chất thải từ các công đoạn chế biến thực phẩm và chất thải chăn nuôi. Chúng có thể được tái chế thành phân vi sinh hoặc được ủ sinh học để tạo ra khí metan dùng cho việc cung cấp năng lượng nhiệt.
Thường có nguồn gốc từ hoạt động xây dựng, sản xuất xi măng, gạch ngói, khai thác khoáng sản, luyện kim, tro xỉ của các lò đốt chất thải,…
Thường là chất thải thực phẩm, chất thải nông nghiệp, chăn nuôi.
Ắc-quy, lốp xe, xỉ than, bùn thải của công nghệ mạ niken, crom,…. cũng được tái chế để làm thành các vật liệu khác nhau.
Thành phần chất thải rắn
Chất thải rắn có thể được phân loại theo một số cách như sau:
Phân loại chất thải rắn
Là khối lượng của các vật chất trên một đơn vị thể tích chất thải (kg/m3) và nó thay đổi tuỳ thuộc vào các trạng thái của chất thải như đổ đống có nén lại hoặc chưa nén.
Được xác định bằng tỷ lệ lượng hơi nước (%) có chứa trong một đơn vị khối lượng chất thải. Cụ thể là:
Xw = (mr – ms). 100%/ mr
Trong đó: xw – độ ẩm (%), mr là khối lượng chất thải rắn trước khi sấy (kg) và ms là khối lượng chất thải rắn sau khi sấy (kg).
Là lượng nhiệt sinh ra khi đốt cháy một đơn vị khối lượng chất thải và được xác định bởi công thức của Meldeleev như sau:
qc = 81.Csd + 300.Hsd – 26.(Osd – Ssd) – 6.(9.Hsd + Wsd) kcal/kg
Trong đó:
+ qc là nhiệt trị (kJ/kg hoặc kCal/kg)
+ C là thành phần nguyên tố cacbon (%)
+ H là thành phần nguyên tố hydro (%)
+ O là thành phần nguyên tố oxy (%)
+ S là thành phần lưu huỳnh (%)
+ W là độ ẩm của chất thải (%).
Nhiệt trị phụ thuộc vào thành phần và độ ẩm của chất thải. Độ ẩm càng lớn thì khả năng cháy càng thấp, nhiệt trị càng thấp và phương pháp nhiệt phân chất thải càng kém hiệu quả.
Là tỷ lệ (%) lượng vật chất còn lại sau quá trình thiêu đốt chất thải và nó được xác định theo công thức sau:
Xa = mt/mr
Trong đó:
+ xA là độ tro (%)
+ mt là khối lượng xỉ tro sau khi đốt (kg)
+ mr là khối lượng chất thải ban đầu (kg)
Chất thải rắn được thải ra môi trường hiện nay quá chênh lệch so với lượng được thu gom, xử lý. Điều này sẽ làm tăng mức độ ô nhiễm môi trường và đe dọa sự sống của toàn bộ các loài sinh vật sống trên Trái Đất. Đồng thời, nó cũng làm tăng nguy cơ lây lan các bệnh dịch nguy hiểm từ côn trùng, ảnh hưởng xấu đến hệ hô hấp, tim mạch, hệ tiêu hóa,….
Ảnh hưởng của chất thải rắn đến môi trường
Theo một nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới ( WB ), việc phát sinh chất thải rắn sinh hoạt ở Việt Nam là khoảng 8,4%/ năm đối với khu vực đô thị, tăng vượt mức độ tăng dự báo khoảng trên 5%/ năm và tổng lượng chất thải trên cả nước ước tính sẽ tăng lên 54 triệu tấn vào khoảng năm 2030. Nếu không thực hiện các biện pháp xử lý kịp thời, cuộc sống của con người và các loài sinh vật sẽ bị đe dọa.
Để xử lý chất thải rắn, chúng ta có thể áp dụng một số phương pháp sau:
Là phương pháp đơn giản, được lựa chọn khá nhiều hiện nay. Khu vực chôn phải cách xa khu dân cư và không bị sụt lún. Đồng thời, bên dưới đáy hố và trên miệng hố phải có lớp chống thấm cao cấp để tránh việc chất thải gây ô nhiễm nguồn nước ngầm và không khí.
Đây là phương pháp phổ biến nhất trên thế giới hiện nay, sử dụng nhiệt độ cao để chuyển hóa các loại chất thải rắn từ dạng rắn sang các dạng lỏng, khí. Việc xử lý khói thải sinh ra từ trong quá trình thiêu đốt có thể dùng một trong các phương pháp sau:
Được dùng cho các loại chất thải rắn hữu cơ không độc hại. Nguyên lý của quá trình là khử nước, sau đó là chuyển hóa chất thải thành dạng xốp và ẩm. Sản phẩm cuối cùng của quá trình chính là khí cacbonic, nước và các hợp chất hữu cơ bền vững (lignin, sợi, xenlulo…)
Đây là phương pháp hiện đại nhất hiện nay, sử dụng hệ thống đèn Plasma để đốt chất thải ở nhiệt độ trung bình là 3000 – 70000 độ C trong điều kiện không có oxy. Chất thải sẽ nhanh chóng bị thiêu hủy mà không hề phát sinh khói cũng như các phế thải khác.
Trên đây là một số thông tin về chất thải rắn là gì mà chúng tôi muốn bạn đọc nắm được. Để giảm thiểu lượng chất thải rắn hiện nay, ngoài việc áp dụng các biện pháp xử lý thích hợp thì mỗi cá nhân cũng nên hạn chế tối đa việc tạo ra chất thải mỗi ngày và có sự phân loại chất thải đúng cách để việc xử lý dễ dàng hơn.
Hiện nay Vietchem chuyên cung cấp các loại vật tư xử lý khói khí thải chứa NOx, SOx, dung môi, hơi thủy ngân…phát thải từ các nhà máy công nghiệp. Nếu có nhu cầu mua hàng quý khách có thể truy cập website https://ammonia-vietchem.vn/ hoặc liên hệ 0963 029 988 để được báo giá tốt. Nếu còn thắc mắc hãy để lại bình luận bên dưới để được giải đáp và tư vẫn chi tiết nhé!
Xem thêm:
Vui lòng đợi
Chúng tôi sẽ liên hệ tới bạn sớm nhất có thể
Có lỗi hệ thống, vui lòng thử lại sau, xin cảm ơn!.