Hotline: 096 302 9988

Hỗ trợ: 096 302 9988

sales@hoachat.com.vn

BOD là gì? COD và BOD trong nước thải có mối quan hệ ra sao?

28/12/2021

BOD là gì? Nó có ý nghĩa như thế nào trong xử lý nước thải? Làm sao để làm giảm được chỉ số này? Trong xử lý nước thải, BOD và COD có mối quan hệ như thế nào? Theo dõi bài viết dưới đây để có câu trả lời cho các thắc mắc trên nhé.

Sơ lược về BOD là gì?

1. BOD là gì? BOD trong nước thải là gì?

BOD viết tắt cho cụm từ Biological Oxygen Demand được hiểu là nhu cầu oxy sinh học, là lượng oxy cần thiết cho vi sinh vật oxy hóa các chất hữu cơ theo phản ứng:

Chất hữu cơ + Oxy → CO2 + tế bào mới và sản phẩm trung gian

Trong xử lý nước thải, vi sinh vật sử dụng oxy để có thể phá vỡ các hợp chất hữu cơ. Về cơ bản các vi sinh vật tiêu thụ các chất hữu cơ nhưng cần có đủ oxy trong nước. Nếu không đủ lượng oxy trong nước, các vi sinh vật này sẽ chết.

BOD là gì?

BOD là gì?

2. Khái niệm BOD5

BOD5 là lượng oxy cần thiết cho vi sinh vật oxy hóa sinh học những chất hữu cơ trong 5 ngày đầu tại nhiệt độ 20 độ C trong điều kiện buồng tối để tránh gây ảnh hưởng đến các quá trình quang hợp.

3. Một số thông số BOD của các loại nước thải phổ biến

Nước thải sinh hoạt

Dao động từ 100 – 200 mg/l

Nước thải chăn nuôi

Dao động từ 3000 – 5000 mg/l

Nước thải chế biến thủy sản

Dao động từ 2000 – 5000 mg/l

Nước thải sản xuất cao su

Dao động từ 3000 – 10000 mg/l

Nước thải đến từ nhà máy sản xuất giấy

Dao động từ 2000 – 3000 mg/l

Nước thải mía đường

Dao động từ 1600 – 5000 mg/l

Nước thải xi mạ

Dao động từ 300 – 1000 mg/l

Nước thải dệt nhuộm

Dao động từ 500 – 3000 mg/l

Nước thải sản xuất bia

Dao động từ 800 – 2000 mg/l

Nước thải sinh hoạt có chỉ số BOD dao động từ từ 100 – 200 mg/l

Nước thải sinh hoạt có chỉ số BOD dao động từ từ 100 – 200 mg/l

Chỉ số BOD có ý nghĩa ra sao?

BOD được biết tới là chỉ số giúp xác định tốc độ sử dụng oxy trong nước của các sinh vật hay chỉ lượng oxy có đủ để chuyển hóa không. Nó được dùng với ý nghĩa giúp quản lý và giám sát chất lượng của nước trong sinh thái học và khoa học môi trường hiện nay. Chỉ số BOD chính là cơ sở quan trọng trong việc đưa ra các phương pháp xử lý nước thải tốt.

BOD được tạo nên là kết quả của các hoạt động, chất thải của con người như thực phẩm hay chất hữu cơ trong cống rãnh. Điều này rất bình thường nhưng nếu nồng độ của BOD quá cao, nguồn thải vào nước không được xử lý kịp thời sẽ khiến nguồn nước bị ô nhiễm. Chỉ số này càng cao đồng nghĩa với việc nước đang bị ô nhiễm chất hữu cơ nặng. Từ đó, giúp người điều hành, quản lý có thể ứng dụng các công nghệ xử lý nước thải cho phù hợp.

BOD trong nước thải cao gây tác hại ra sao?

Như trên đã đề cập đến, chỉ số BOD cao có nghĩa nước chứa nhiều các chất hữu cơ khó phân hủy, đồng nghĩa với việc oxy hòa tan cùng vi sinh vật cũng ít. Trong khi đó, nhờ các vi sinh vật sử dụng chất thải làm nguồn thức ăn để nước thải được làm sạch, nhưng khi lượng vi sinh ít, khả năng xử lý kém. Điều đó khiến cho chất lượng nước đầu ra rất thấp, khó đạt chỉ tiêu QCVN.

Một số nhà máy, khách sạn, khu công nghiệp,… không thực hiện xử lý BOD mà xả thải thẳng ra các ao hồ, sông khiến tình trạng ô nhiễm diễn ra nặng nề, tiêu biểu là xuất hiện các dòng sông chết. Điều đáng lo ngại nhất, khi tình trạng này tiếp tục xảy ra mà không có biện pháp xử lý sẽ gây thiếu nguồn nước sạch để sử dụng. Nguồn nước sẽ luôn có chứa các vi khuẩn gây bệnh, những chất hóa học gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Nếu tiếp xúc lâu dài với mùi nước thải chưa qua xử lý có thể gây ung thư cùng các bệnh hô hấp khác.

Khi không xử lý BOD có thể dẫn đến ô nhiễm nguồn nước nặng nề

Khi không xử lý BOD có thể dẫn đến ô nhiễm nguồn nước nặng nề

Cách xác định BOD

Thử nghiệm BOD được thực hiện bằng việc hòa loãng mẫu nước thử cùng một lượng nước đã được khử ion và bão hòa về oxy, sau đó thêm một lượng cố định vi sinh vật mầm giồng, rồi tiến hành đo lượng oxy hòa tan. Đậy nắp mẫu thử thật chặt để ngăn không cho oxy hòa tan thêm. GIữ mẫu thử trong bóng tối với nhiệt độ 20 độ C nhằm ngăn chặn quá trình quang hợp trong 5 ngày, rồi thực hiện đo lại lượng oxy được hòa tan. Sự khác biệt của lượng DO ban đầu và thu được cuối cùng chính là giá trị BOB. Giá trị BOD của mẫu đối chứng sẽ được trừ đi từ giá trị BOD mẫu thử để điều chỉnh sai số, giúp mang về kết quả chính xác nhất.

Ngày nay, người ta còn có thể đo giá trị này bằng cách sử dụng phương pháp chai đo Oxitop: đặt chai trong tủ với nhiệt độ 20 độ C trong khoảng 5 giây. BOD sẽ tự động được đo khi nhiệt độ đạt 20 độ C. Giá trị này sẽ được tự động ghi lại sau mỗi 24 giờ.

Hướng dẫn xác định chỉ số BOD trong nước

Hướng dẫn xác định chỉ số BOD trong nước

Lưu ý khi xác định BOD:

  • Tránh để mẫu tiếp xúc không khí
  • Cần tiến hành pha loãng mẫu nước bị ô nhiễm nặng
  • Điều kiện môi trường cần được duy trì thích hợp (độ pH, nhiệt độ, loại bỏ các chất độc hại,…)
  • Đồng thời cũng thực hiện việc bổ sung các chất dinh dưỡng: N, P,…

Phương pháp xử lý BOD

1. Phương pháp xử lý BOD sơ cấp

  • Với những hệ thống xử lý nước thải thông thường sẽ loại ỏ BOD bằng các phương pháp khác nhau, thường trong quy trình sơ cấp và thứ cấp.
  • Trong giai đoạn xử lý sơ cấp, đã có khoảng 30% BOD sẽ được loại bỏ trước khi chuyển sang thứ cấp. Vì vật, nếu hệ thống không có bể lắng sơ cấp thì khả năng loại bỏ chỉ số này sẽ rất ít trước khi chuyển sang giai đoạn xử lý khác. Chất rắn hữu cơ được loại bỏ trong quá trình xử lý sơ cấp được gọi là bùn và có khả năng cung cấp nguồn năng lượng cao.

2. Xử lý thứ cấp

  • Ở các hệ thống sử dụng quá trình bùn hoạt tính, nhờ vi sinh vật hiếu khí BOD được loại bỏ. Nhờ sục khí oxy mà các vi sinh vật tiêu thụ được các chất hữu cơ giúp giảm chỉ số.
  • Giai đoạn này tiêu tốn nhiều năng lượng do sử dụng oxy và cũng tạo ra lượng bùn vi sinh có khả năng sản sinh năng lượng rất ít

3. Quy trình kỵ khí

Sử dụng các vi sinh vật kỵ khí để giảm hàm lượng BOD, ứng dụng phổ biến trong hệ thống xử lý nước thải của nhà máy giấy, bia, mía,…

BOD có mối quan hệ như thế nào trong xử lý nước thải?

COD viết tắt cho cụm từ Chemical Oxygen Demand, nghĩa là nhu cầu oxy hóa học, được hiểu là lượng oxy cần thiết để có thể oxy hóa các hợp chất hóa học trong nước gồm cả hợp chất vô cơ và hữu cơ. Như vậy, khi xét rõ ràng, ta thấy BOD và COD có chức năng gần tương tự nhau, đều đo được hợp chất hữu cơ trong nước và có quan hệ mật thiết với nhau:

  • Cả hai đều là phương pháp dùng để định lượng oxy có trong nước sau hoạt động của vi sinh vật.
  • Trong quá trình xử lý nước thải, người ta sẽ sử dụng vi sinh vật để phân hủy các chất hữu cơ đồng thời làm giảm nồng độ hai chỉ số này để được đầu ra đạt tiêu chuẩn đúng quy định.
  • Quá trình xác định hai chỉ số được diễn ra song song nhằm ước tính vật liệu hữu cơ không phân hủy sinh học có trong nước thải.
  • Trong trường hợp, chất hữu cơ có thể phân hủy sinh học thì COD thường nằm trong khoảng 1,3 đến 1,5 lần COD. Còn nếu COD cao gấp đối BOD thì xác định được một lượng chất hữu cơ trong mẫu nước không bị phân hữu bởi sinh vật thông thường.
Tìm hiểu về mối quan hệ của COD và BOD trong xử lý nước thải

Tìm hiểu về mối quan hệ của COD và BOD trong xử lý nước thải

Trên đây là một số thông tin về BOD là gì, ý nghĩa cũng như cách xử lý nó. Nếu bạn cần giải đáp bất cứ vấn đề nào liên quan hãy liên hệ ngay với VietChem qua hotline 096 302 9988 hoặc để lại bình luận ngay dưới bài viết để chúng tôi được biết và nhanh chóng tiếp nhận, giải đáp nhanh nhất nhé.

Xem thêm:

 

Đánh giá - Bình luận
Nhận xét đánh giá

Không được bỏ trống

Không được bỏ trống

Không được bỏ trống

Vui lòng đợi

Chúng tôi sẽ liên hệ tới bạn sớm nhất có thể

Có lỗi hệ thống, vui lòng thử lại sau, xin cảm ơn!.

096 302 9988