
Chúng tôi sẽ liên hệ tới bạn sớm nhất có thể
15/09/2021
Trong cuộc sống hàng ngày của rất nhiều gia đình, băng phiến là một chế phẩm quen thuộc, được sử dụng với mục đích chủ yếu là khử mùi, đuổi chuột và côn trùng. Vậy băng phiến là gì? Tác dụng cụ thể của băng phiến ra sao? Cách sử dụng băng phiến đuổi chuột như thế nào? Băng phiến có độc không? Để trả lời những câu hỏi này, các bạn hãy cùng chúng tôi theo dõi nội dung bài viết dưới đây nhé.
Băng phiến được sử dụng để khử mùi, đuổi chuột và côn trùng
Băng phiến là một hidrocacbon tồn tại ở thể rắn kết tinh có màu trắng, dạng sáp, có vị đắng và mùi cay mát khá đặc trưng. Nó có công thức tổng quát là C10H8 và do 2 vòng benzen gắn vào nhau tạo nên.
Ngoài tên gọi băng phiến nó còn được gọi với một số cái tên khác như viên long não, Naphtalen, naphtalin, nhựa long não, nhựa trắng…Nó được sử dụng với mục đích chính là xua đuổi côn trùng, mối mọt, rận rệp, chuột phá hoại đồ đạc trong nhà.
Sử dụng băng phiến để đuổi gián
Băng phiến công nghiệp bao gồm 2 loại là:
- Loại được sản xuất từ hóa chất Napthalen (có độc tính cao), điều chế từ than đá hoặc từ quá trình tinh chế dầu hỏa.
- Loại thế hệ mới được làm từ hóa chất Diclorobenzen, có độ an toàn cao hơn.
Hiện nay, băng phiến sản xuất từ hóa chất Napthalen chủ yếu được dùng nhiều ở các nước đang phát triển do giá rẻ và dễ sản xuất hơn. Còn ở Mỹ và châu Âu, loại này rất ít được sử dụng vì nó độc tính cao.
Công thức cấu tạo của băng phiến
Công thức phân tử của băng phiến
- Băng phiến là chất rắn tồn tại ở dạng tinh thể có màu trắng, có nhiệt độ nóng chảy là 80°C, nhiệt độ sôi là 218°C. Khối lượng riêng của băng phiến là 1,025 g/cm3 ở 25°C. Nó không tan trong nước nhưng tan trong dung môi hữu cơ.
- Tính thăng hoa: Ở điều kiện nhiệt độ bình thường, băng phiến dễ dàng chuyển từ thể rắn sang thể khí mà không cần trải qua giai đoạn trung gian. Khi thăng hoa, băng phiến có mùi thơm ngọt nên khá nhiều người cảm thấy thích mùi này và dùng nó như một chất khử mùi hôi trong các tủ để đồ, đồng thời cũng để xua đuổi côn trùng, rận rệp.
Băng phiến có công thức hóa học là C10H8, gồm hai vòng benzen giáp nhau nên nó có tính thơm tương tự như benzen. Do đó, nó có thể tham gia các phản ứng sau:
So với benzen, băng phiến tham gia các phản ứng thế dễ dàng hơn. Sản phẩm chính là sản phẩm thế vào vị trí số 1 (vị trí α), còn sản phẩm phụ là thế vào vị trí beta (chỉ xảy ra trong các điều kiện ngặt nghèo). Cách đánh số vị trí các nguyên tử cacbon là: Các vị trí 2 nhân thơm giáp nhau là 9 và 10, bên cạnh các vị trí đó sẽ lần lượt là 1,4,5 và 8 (alpha), còn lại thì là beta.
Băng phiến tham gia các phản ứng thế dễ dàng hơn benzen
Khi có bột Niken nung nóng làm chất xúc tác, H2 cộng vào một nhân thơm của C10H8 thành tetralin. Trong điều kiện áp suất cao hơn, H2 tiếp tục cộng nốt vào nhân còn lại để tạo thành decalin.
Khi có bột Niken nung nóng làm chất xúc tác, H2 cộng vào một nhân thơm của C10H8
Băng phiến không bị oxi hóa bởi dung dịch thuốc tím (KMnO4). Khi có xúc tác Vanadi(V) oxit (V2O5) ở nhiệt độ cao thì nó bị oxi hóa bởi oxi không khí và tạo thành anhydrit phtalic.
Băng phiến bị oxi hóa bởi oxi không khí và tạo thành anhydrit phtalic
Băng phiến tự nhiên thường được chiết xuất từ nhựa cây long não hoặc cây đại bi/ từ bi, một loại terpenoid có hiệu quả khử mùi và xua đuổi côn trùng. Ngoài ra nó cũng có thể được tổng hợp từ nhựa thông. Nên thu hoạch cành và lá cây vào mùa thu và đông vì lúc này cây có nhiều nhựa.
Băng phiến tự nhiên thường được chiết xuất từ nhựa cây long não
Sau khi thu hoạch về, đâm nhỏ cành và lá cây đại bi rồi thêm nước vào. Đậy kín nắp nồi và đun với lửa nhỏ trong vòng 3 đến 4 giờ cho đến khi nhựa cây kết tinh lại với nhau.
Băng phiến công nghiệp có thể được tổng hợp từ naphthalene hoặc diclobenzen. Trước đây, naphthalen được điều chế từ dầu nặng trong quá trình tinh chế dầu mỏ còn ngày nay, nó chủ yếu được từ nhựa than đá.
- Sản xuất từ dầu mỏ: Cô lập từ dầu nhiệt phân chất thải, các phần phân đoạn olefin và các phần phân đoạn có nguồn gốc từ dầu mỏ để thu Naphtalen.
- Sản xuất từ than đá: Than đá được chưng cất trong khoảng nhiệt độ 170 – 230 độ C, sau đó được xử lý bằng dung dịch xút (NaOH) để loại bỏ phenol.
So với Naphthalene thì băng phiến được tổng hợp từ Diclobenzen ít gây độc đối với sức khỏe con người hơn nhưng lại tốn nhiều chi phí sản xuất hơn. Do đó nó ít được sử dụng phổ thông.
Băng phiến công nghiệp thường được ép thành từng viên nhỏ có đường kính khoảng 2 - 3cm, màu trắng hoặc được pha trộn thêm nhiều màu sắc khác.
Băng phiến tự nhiên được điều chế từ cây long não, loại cây có thành phần chính là chất Camphor, một chất có tính sát trùng, gây tê và kích thích tim mạch, hệ thần kinh, gây sảng khoái và hưng phấn nhẹ. Trong y học, Camphor thường tồn tại ở dưới dạng tinh dầu, được dùng ngoài da và với liều thích hợp, nó có trong thành phần một số loại thuốc ho, thuốc tai mũi họng hoặc một số thuốc chống suy nhược cơ thể. Tuy nhiên, nếu dùng với liều cao thì nó vẫn có khả năng gây ngộ độc.
Băng phiến tự nhiên có thành phần chính là chất Camphor
Theo các nghiên cứu dược lý hiện đại, băng phiến có khả năng kháng khuẩn cao, ức chế một số loại nấm gây bệnh trên da, liên cầu khuẩn, song cầu phế viêm, tụ cầu khuẩn và trực khuẩn đại tràng. Ngoài ra, nó cũng có tác dụng làm giảm đau thần kinh và kích thích nhẹ lên dây thần kinh cảm giác ngoại vi.
Theo Đông y, băng phiến có khả năng thanh nhiệt, tịch uế, giảm đau, làm tan màng mộng, tỉnh thần và thông mũi. Do đó nó thường được chỉ định để điều trị các bệnh như tức ngực, đau rát cổ họng, động kinh, bất tỉnh do sốt cao, loét miệng, đau mắt, trúng phong cấm khẩu, hôn mê, đau bụng...
Băng phiến tổng hợp được sử dụng để xua đuổi côn trùng, mối mọt, gián, chuột,.. và khử mùi hôi. Cách dùng băng phiến tổng hợp để đuổi chuột như sau:
- Dùng trực tiếp: Cho một vài viên băng phiến vào lồng nhôm hoặc đặt chúng trong túi lưới và để ở vị trí mà mình muốn đuổi chuột. Với cách này, sẽ không có một con chuột nào lảng vảng tới gần khu vực đó nữa.
Cho một vài viên băng phiến vào trong túi lưới
- Dùng băng phiến kết hợp với bạc hà: Vì chuột là loài có khả năng thích ứng rất cao nên chỉ sau một thời gian dùng trực tiếp băng phiến, chúng có thể sẽ xuất hiện trở lại. Do đó, bạn nên sử dụng băng phiến kết hợp với dầu bạc hà, nhỏ thêm khoảng 10 giọt tinh dầu bạc hà. Bạc hà không chỉ giúp đuổi chuột mà còn khuếch tán làm sạch không khí.
Dùng băng phiến kết hợp với bạc hà
- Bột băng phiến: Rắc bột băng phiến vào những nơi chuột hay chạy qua. Nếu nuốt phải bột băng phiến, chúng sẽ khó thở và chết. Bên cạnh đó, khi bột hòa vào không khí, nó sẽ giúp đuổi côn trùng. Lưu ý phải tránh xa tầm tay trẻ em.
- Dùng băng phiến kết hợp với giấm loãng: Đối với những gia đình có trẻ nhỏ, tốt nhất bạn hãy hòa bột băng phiến vào dung dịch giấm loãng. Giấm sẽ làm giảm độc tính của băng phiến đối với trẻ nhỏ nhưng lại tạo ra mùi kiến chuột tránh xa. Xịt dung dịch băng phiến và giấm vào các góc chuột hay đi đến, nhất là bờ, vách tường ẩm mốc.
Dùng băng phiến kết hợp với giấm loãng
Hiện nay, loại băng phiến đang được sử dụng trong các gia đình chủ yếu là loại được sản xuất từ Naphthalene. Chúng được đặt trong các tủ quấn áo, giày dép, phòng vệ sinh, nhà tắm, trong tủ Khi thăng hoa, chúng sẽ tạo mùi để xua đuổi côn trùng, rận rệp, kiến gián. Tuy nhiên, nhiều người lại không biết rằng dùng băng phiến như vậy sẽ tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người, nhất là với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Băng phiến tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ gây ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Quá trình ngộ độc này rất dễ dàng xảy ra khi hít quá nhiều hơi băng phiến trong môi trường kín, thiếu khí, không thông thoáng hoặc nuốt nhầm băng phiến tổng hợp. Đặc biệt, nếu cho trẻ nhỏ mặc quần áo vừa lấy ra khỏi tủ có chứa băng phiến thì trẻ có thể sẽ bị ngộ độc do hơi còn bám lâu trên quần áo khiến trẻ hít phải hoặc thẩm thấu qua da.
Các nhà khoa học đã tiến hành một số thử nghiệm trên chuột để nghiên cứu tác động của băng phiến, đó là cho chuột khi tiếp xúc với hơi naphthalene có trong băng phiến với nồng độ 30ppm liên tục trong 6 giờ một ngày, duy trì 5 ngày một tuần và kéo dài suốt 2 năm. Kết quả thu được đã chỉ ra rằng naphthalene tác động mạnh đến sự phát triển các khối u dạ dày, phổi, mũi, nhất là với chuột cái (89% trường hợp).
Naphthalene tác động mạnh đến sự phát triển các khối u dạ dày, phổi, mũi của chuột
Nếu tiếp xúc với một lượng lớn Naphthalene, trẻ em sẽ bị thiếu máu. Có 2 mức độ ngộ độc có thể xảy ra khi tiếp xúc với Naphthalene trong băng phiến, bao gồm:
- Ngộ độc cấp tính: Làm vỡ hồng cầu, dẫn đến thiếu máu, gây hoại tử gan, tổn thương thần kinh (đặc biệt là ở trẻ nhỏ). Người bệnh sẽ có các triệu chứng buồn nôn, ói, vàng da, tiểu sậm màu, tiêu chảy, bồn chồn, nhức đầu, kích động, lú lẫn, co giật rồi dẫn đến hôn mê, thậm chí là tử vong.
- Ngộ độc mãn tính: Gây vỡ hồng cầu, thiếu máu mãn tính, hoại tử gan, tổn thương thần kinh, cáu gắt, hay chóng mặt, mệt mỏi, làm việc kém hiệu quả, trẻ em thì chậm lớn. Người bệnh có thể bị tiêu chảy kéo dài, viêm hô hấp mũi hầu, họng, khí quản, phế quản, phổi, làm đục thủy tinh thể và tổn thương võng mạc, giảm thị lực. Tình trạng ngộ độc mãn kéo dài còn khiến não bị tổn thương, di chuyển khó khăn, không điều hòa, phối hợp được các động tác của tay chân theo đúng mong muốn, suy giảm trí nhớ, tổn thương gan, thận.
Theo Cơ quan nghiên cứu về Ung thư Quốc tế thì băng phiến tổng hợp được xếp vào nhóm IIB - Nhóm có khả năng gây ung thư cho con người ở mức độ thấp.
Băng phiến có khả năng gây ung thư cho con người ở mức độ thấp
Liều lượng gây ngộ độc (theo Cơ quan bảo vệ môi trường của Mỹ):
- Đối với ngộ độc cấp: Chỉ cần nuốt 1-2 viên (1 gam) băng phiến tổng hợp chứa Naphthalene là có thể bị ngộ độc và nếu nuốt đến từ 4 -8 viên là có thể gây tổn thương hệ thần kinh, thậm chí là tử vong. Với băng phiến tổng hợp chứa Diclobenzen thì liều gây độc cao hơn, có thể lên đến 30-40 viên mới gây ngộ độc cấp.
- Đối với ngộ độc mãn, nếu tiếp xúc thường xuyên với băng phiến chứa Naphthalene theo đường hô hấp thì nồng độ tối đa để có thể an toàn là 0,003mg/m3 không khí còn theo đường ăn uống là 0,02mg/kg cân nặng cơ thể. Còn với băng phiến chứa Diclobenzen thì nồng độ an toàn tối đa khi tiếp xúc theo đường hô hấp là 75ppm trong không khí, theo đường ăn uống là 0,075mg/lít nước.
Cách sơ cứu khi xảy ra ngộ độc băng phiến:
Đưa nạn nhân ra rời khỏi hiện trường, chuyển tới nơi thoáng mát để tránh hít thêm hơi độc của băng phiến. Sau đó rửa sạch miệng, môi, da, tay chân của nạn nhân bằng nước sạc, tuyệt đối không được dùng tinh dầu hoặc chất béo vì nó sẽ khiến băng phiến hấp thu nhanh hơn. Cuối cùng là di chuyển nạn nhân tới cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra và điều trị. Hiện nay vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cho ngộ độc băng phiến, tất cả các phương pháp chỉ là điều trị hỗ trợ và nâng đỡ.
Băng phiến tự nhiên mặc dù được chiết xuất nhựa cây đại bi nhưng nó cũng có độc tính nên chỉ được sử dụng khi cần thiết theo chỉ định và hướng dẫn cụ thể của bác sĩ, có thể dùng dạng uống hoặc bôi ngoài da đều được. Liều dùng an toàn là từ 0.03 - 0.1gr/ngày. Đối với trẻ nhỏ và người có sức khỏe yếu thì tùy vào từng trường hợp cụ thể mà thay đổi liều lượng sao cho phù hợp.
- Hạn chế sử dụng băng phiến nhất có thể, nếu thực sự cần thì chỉ dùng từ 1-2 viên trong tủ kín. Trước khi mở nên đeo khẩu trang để tránh phải hít nhiều hơi độc, đồng thời thao tác mở tủ phải nhanh.
- Không sử dụng băng phiến cho mục đích khử mùi trong phòng hoặc nhà vệ sinh, nhà bếp hay bất kỳ nơi nào quanh môi trường sống con người vì khi thăng hoa và tăng nồng độ trong không khí, hơi băng phiến có thể khiến con người bị ngộ độc nếu hít phải thường xuyên trong thời gian dài.
- Băng phiến có mùi hương ngọt và có hình dáng khá giống viên kẹo, thậm chí nhiều nhà sản xuất còn thêm chất tạo màu nên trẻ em rất dễ lầm tưởng đây là kẹo mà nuốt phải. Điều này sẽ khiến trẻ bị ngộ độc. Do đó cần bảo quản băng phiến tránh xa tầm tay trẻ em.
Băng phiến có mùi hương ngọt và có hình dáng khá giống viên kẹo
- Không mặc ngay quần áo trong tủ có dùng băng phiến mà khi lấy ra phải mang đi phơi dưới nắng cho bay hết hơi độc, nhất là với quần áo trẻ nhỏ vì hơi băng phiến lưu mùi rất lâu và nó có thể thẩm thấu qua da.
- Nếu có thể mua được băng phiến tổng hợp từ Diclobenzen thì sẽ tốt hơn vì loại này có độc tính thấp hơn so với loại tổng hợp từ Naphthalene.
Trên đây là một số thông tin về băng phiến là gì, tính chất của băng phiến, cách điều chế và ứng dụng của băng phiến mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc. Hy vọng rằng đây sẽ là những kiến thức hữu ích đối với các bạn, giúp các bạn bảo vệ được sức khỏe của bản thân và gia đình khi phải sử dụng băng phiến tổng hợp, nhất là với băng phiến có thành phần Naphthalene. Hãy theo dõi https://ammonia-vietchem.vn/ để xem những bài viết mới nhất nhé!
Xem thêm
Vui lòng đợi
Chúng tôi sẽ liên hệ tới bạn sớm nhất có thể
Có lỗi hệ thống, vui lòng thử lại sau, xin cảm ơn!.