
Chúng tôi sẽ liên hệ tới bạn sớm nhất có thể
20/06/2022
Áp suất là gì? Một câu hỏi được nhiều người đặt ra khi gặp các hiện tượng liên quan đến áp lực, áp suất. Bài viết này sẽ cung cấp những thông tin thú vị về áp suất để bạn đọc có thể hiểu biết thêm về áp suất, công thức tính áp suất và các ứng dụng của nó trong cuộc sống thực tế như thế nào.
Trước khi tìm hiếu áp suất là gì chúng ta cần nắm rõ thế nào là áp lực? Áp lực là lực tác dụng lên trên diện tích bề mặt của một vật, khi lực vuông góc với diện tích bề mạt chịu tác dụng lực. Khái niệm tổng quát có thể kết luận rằng áp lực là một đại lượng vecto, với phương vuông góc với bề mặt chịu tác dụng lực, chiều hướng vào mặt chịu lực. Khi nhắc đến áp lực người ta sẽ quan tâm nhiều đến độ lớn của lực (cường độ lực).
Đơn vị đo của áp lực là: N (Newton)
Trong quá trình xác định tổng áp lực tác dụng lên bề mặt lớn người ta thường chia nhỏ phần diện tích chịu lực tác dụng và tính lực tác dụng trên đơn vị diện tích đó sau đó cộng tổng lại.
Định nghĩa áp lực là gì?
“Áp suất là một phần của áp lực”. Áp suất là lực tác dụng trên một đơn vị diện tích theo chiều vuông góc với bề mặt của vật thể. Hay có thể nói áp suất là độ lớn của áp lực trên một diện tích có phương vuông góc với bề mặt vật bị ép.
Giải đáp áp suất là gì?
Đơn vị đo áp suất trong hệ SI là N/m2 hay còn gọi là Pa (Pascal). Trên thực tế tuỳ thuộc vào từng khu vực, thiết bị máy móc áp suất có các đơn vị đo khác nhau như Châu Mỹ -PSI, Châu Á-Pa, Châu Âu-Bar,…. Giữa các đơn vị đo đều có công thức và hệ số chuyển đổi qua nhau. Dưới đây là bảng quy đổi các đơn vị áp suất
|
Kg/cm2 |
Bar |
Atm |
Psi |
kPa |
m.Hg |
m.H2O |
Kg/cm2 |
1 |
0.9807 |
0.9678 |
14.22 |
98.07 |
0.7356 |
10 |
Bar |
1.0197 |
1 |
0.9869 |
14.5 |
100 |
0.7501 |
10.197 |
Atm |
1.0332 |
1.0133 |
1 |
14.7 |
101.32 |
0.76 |
10.33 |
Psi |
0.0703 |
0.0689 |
0.068 |
1 |
6.894 |
0.0517 |
0.703 |
kPa |
0.0102 |
0.01 |
0.0099 |
0.1451 |
1 |
0.0075 |
0.102 |
m.Hg |
1.3595 |
1.3332 |
1.3158 |
19.34 |
133.32 |
1 |
13.6 |
m.H2O |
0.1 |
0.0981 |
0.0967 |
1.422 |
9.807 |
0.0735 |
1 |
Những loại áp suất thường gặp là: áp suất của chất rắn lỏng và chất khí, áp suất chất rắn, áp suất riêng phần, áp suất dư, áp suất tuyệt đối, áp suất hơi. Với mỗi dạng áp suất khác nhau sẽ có các công thức tính áp suất khác nhau.
Các loại áp suất trong thực tiễn
Áp suất là gì? Áp suất của chất rắn là áp lực tác dụng lên một đơn vị diện tích xác định và thường được ứng dụng trong lĩnh vực y tế, xây dựng, thực phẩm….
Công thức áp suất: P = F/S
P: áp suất chất rắn
F: áp lực vuông góc tác động lên bề mặt diện tích (N)
S: là diện tích bề mặt bị áp lực F tác động (m2)
Áp suất của chất lỏng và khí đều có chung công thức tính vì đều thể hiện lực đẩy của chất lưu bên trong hệ thống ống. Lực đẩy càng mạnh, càng nhanh thì áp suất càng lớn và ngược lại lực đẩy yếu thì áp suất yếu.
Công thức áp suất: P = D. H
P : áp suất của chất lỏng và khí
D: trọng lượng riêng của chất lỏng hoặc khí
H: chiều cao của chất lỏng hoặc chất khí (m)
Áp dụng công thức vào ứng dụng thực tiễn
Áp suất riêng phần là áp suất sinh ra của một chất khí khi nằm trong một hỗn hợp khí.
Công thức áp suất: Pi = xi . P
Pi: áp suất riêng phần
xi: phần mol của phần tử i trong hỗn hợp
P: áp suất toàn phần
Áp suất dư còn được hiểu là áp suất tương đối của chất lỏng và chất khí tạo một thời điểm lấy mốc là là áp suất khí quyển xung quanh.
Công thức áp suất: Ptd = P – Pa
Ptd: áp suất tương đối
P: áp suất tuyệt đối
Pa: áp suất khí quyển
Một lưu ý: khi chất lỏng không chuyển động thì áp suất tương đối có công thức như sau:
Ptd = y . h
y: khối lượng riêng của chất lỏng
h: chiều cao của chất lỏng tính từ điểm đang xét đến mặt thoáng
Áp suất tuyệt đối được gây ra áp suất khí quyển và áp suất của cột chất lỏng tác dụng lên điểm trong lòng chất lỏng. Khi đó áp suất tuyệt đối bằng tổng áp suất tương đối và áo suất khí quyển.
Công thức áp suất: P = Pa + Pd
P: áp suất tuyệt đối
Pa: áp suất tương đối
Pd: áp suất khí quyển
Thuật ngữ áp suất thẩm thấu hay đi cùng hiện tượng thẩm thấu-sự dịch chuyển của dung môi từ nơi có nồng độ thấp sang nơi có nồng độ cao. Áp suất này là lực đẩy góp phần quan trọng gây ra hiện tượng thẩm thấu.
Công thức áp suất: P = R . T . C
P: áp suất thẩm thấu (atm)
R = const = 0.082
T: nhiệt độ tuyệt đối
C: nồng độ dung dịch được phân ly (g/ml)
Đây là áp lực được tính khi mực chất lỏng ở mức cân bằng không có dao động.
Công thức áp suất: P = Po + pgh
P: khối lượng riêng của một đơn vị chất lỏng
Po: áp suất khí quyển
g: gia tốc trọng trường
h: chiều cao từ đáy lên mặt tĩnh của chất lỏng
Ứng dụng áp suất vào cảm biến
Hy vọng với những thông tin hữu ích về áp suất từ bài viết này các bạn đọc có thể nắm vững được áp suất là gì, công thức và những ứng dụng cụ thể của áp suất trong cuốc sống thường ngày. Truy cập website ammonia-vietchem.vn để xem thêm nhiều bài viết hơn nữa.
Vui lòng đợi
Chúng tôi sẽ liên hệ tới bạn sớm nhất có thể
Có lỗi hệ thống, vui lòng thử lại sau, xin cảm ơn!.