Hotline: 1900 2820

Hỗ trợ: 096 302 9988

sales@hoachat.com.vn

Báo động tình trạng ô nhiễm không khí trên phạm vi toàn cầu

30/12/2019

Theo thông tin từ Tổ chức Y tế thế giới WHO, ô nhiễm không khí gây ra cái chết sớm cho khoảng 4,2 triệu người trên thế giới vào năm 2016. Trong đó, 91% tỉ lệ thuộc về các nước nghèo và đông dân ở Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương. 

Bob O'Keefe, Phó Chủ tịch WHO chia sẻ: "Ô nhiễm không khí thực sự là một cú sốc lớn cho toàn cầu. Vấn nạn này khiến những người mắc bệnh hô hấp thêm khó thở, trẻ con và người già phải vào viện, bỏ học, bỏ việc và gây ra những cái chết sớm cho con người".

Health Effects Institute (HEI) vừa đưa ra phát hiện mới nhất trong báo cáo thường niên 2018, dựa trên dữ liệu vệ tinh và được quy chiếu với các tiêu chuẩn trong Hướng dẫn đánh giá chất lượng không khí của WHO. 

HEI cho biết, hơn 95% dân số thế giới đang phải hít thở bầu không khí ô nhiễm và có đến 60% người sống ở những khu vực không đáp ứng được tiêu chuẩn cơ bản nhất của WHO. Theo đó, ô nhiễm môi trường không khí là nguyên nhân gây tử vong cao thứ tư thế giới, chỉ đứng sau cao huyết áp, suy dinh dưỡng và hút thuốc lá.

Trung Quốc và Ấn Độ là hai quốc gia đứng đầu danh sách ô nhiễm môi trường, chiếm 50% số ca tử vong do ô nhiễm không khí trên toàn cầu. Riêng tại Trung Quốc đã ghi nhận 1,1 triệu người chết vì ô nhiễm không khí trong năm 2016.

Mặc cho nhận thức về môi trường sống và ô nhiễm không khí ngày càng được cải thiện tại các đô thị lớn, tình hình vẫn ngày càng trầm trọng hơn khi 2/3 thế giới đang phải hứng chịu nạn ô nhiễm khủng khiếp với chỉ số hạt bụi PM2.5 cao trên mức 35 µg/m3 khí, chủ yếu tại Châu Á, Trung Đông và Châu Phi. Nguyên nhân là do dân số những khu vực này tăng quá nhanh, khiến các nỗ lực giảm thiểu ô nhiễm không khí chỉ như "muối bỏ bể".

1. Cháy rừng tại Indonesia

Cháy rừng tại Indonesia từ hồi tháng 9 khiến nước này và các nước lân cận như Malaysia và Singapore chìm trong bụi mù. Cơ quan Giảm thiểu Thiên tai Indonesia cho biết hơn 3.600 đám cháy đã được phát hiện trên các đảo Sumatra và Borneo qua vệ tinh thời tiết, dẫn đến chất lượng không khí rất kém ở 6 tỉnh với tổng dân số hơn 23 triệu người, hàng chục trường học phải đóng cửa.

Cháy rừng đang đe dọa chất lượng không khí ở Indonesia. Ảnh: AFP

Simpang, ở đảo Sumatra của Indonesia, có AQI ở mức nguy hiểm là 372, với nồng độ bụi PM2.5 ở mức 322,6 µg/m3. Sri Aman, phần lãnh thổ của Malaysia trên đảo Borneo có AQI ở mức 367 và nồng độ bụi PM2.5 là 317,2 µg/m3. AQI càng cao thì mức độ ô nhiễm càng nặng. Mức AQI từ 151 trở lên được coi là không tốt cho sức khỏe, đặc biệt là trẻ em, người già và người bệnh.

Ảnh ghi nhận hôm 22/9 các điểm nóng cháy rừng (chấm đỏ) và màn khói đang bao phủ nhiều nước Đông Nam Á. Đồ họa: CNA.

Amazon là khu rừng nhiệt đới lớn nhất thế giới, với tổng diện tích khoảng 5,5 triệu km2, tức hơn gấp đôi diện tích Indonesia. Trong năm 2019, các đám cháy đã tàn phá “lá phổi xanh” của thế giới với tốc độ kỷ lục. Chỉ tính riêng tại Brazil, tổng số vụ cháy tăng 84% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, tại Indonesia, hạn hán kéo dài cũng làm tình hình cháy rừng thêm tồi tệ. Ước tính, hơn 850.000 ha đất rừng đã bị lửa tàn phá. Khói bụi từ đám cháy cũng khiến đời sống của hàng chục ngàn người dân Indonesia và Đông Nam Á bị ảnh hưởng.

2. Cháy rừng tại Mỹ năm 2018

Mùa cháy rừng năm 2018 ở California là một trong những sự kiện tàn phá nặng nề nhất trong lịch sử ở tiểu bang California, Hoa Kỳ. Trong năm 2018, tổng số 7.579 vụ cháy đã đốt cháy diện tích 1.667.855 mẫu Anh (6.749.57 km2), số lượng lớn nhất diện tích bị đốt cháy được ghi lại trong mùa cháy ở California, theo Bộ Lâm nghiệp và Phòng cháy chữa cháy California và Trung tâm phòng cháy quốc gia, tính đến ngày 11 tháng 11.  Các vụ cháy đã gây ra thiệt hại hơn 2975 triệu USD (2018 USD), bao gồm 1366 triệu USD chi phí dập lửa. Tính đến cuối tháng 8 năm 2018,chỉ riêng Cal Fire đã chi 432 triệu USD cho các hoạt động. Hỏa hoạn phức hợp Mendocino đốt cháy hơn 459.000 mẫu Anh (1.860 km2), trở thành phức hợp hỏa hoạn phức tạp lớn nhất trong lịch sử của bang, với Ranch Fire phức tạp vượt qua trận hỏa hoạn Thomas và trận hỏa hoạn pháo đài Santiago Canyon năm 1889 để trở thành trận hỏa hoạn cháy lớn nhất của California.

Vào giữa tháng 7 đến tháng 8 năm 2018, một loạt các vụ cháy rừng lớn nổ ra khắp California, phần lớn ở phần phía bắc của tiểu bang, bao gồm cả trận hỏa hoạn Carr tàn phá và trận hỏa hoạn phức hợp Mendocino. Vào ngày 4 tháng 8 năm 2018, một thảm họa quốc gia đã được tuyên bố ở Bắc California, do cháy rừng lớn đang cháy ở đó.[  Vào tháng 11 năm 2018, gió phơn gây ra một đợt hỏa hoạn lớn, tàn phá khác bùng phát khắp bang. Đây là một loạt các vụ cháy rừng mới bao gồm Camp Fire, phá hủy hơn 6.700 cấu trúc và trở thành cháy rừng gây thiệt hại lớn nhất kỷ lục của California.

Vụ cháy rừng Camp đã thiêu rụi hơn 50.000 hecta đất và tàn phá toàn thị trấn Paradise (Thiên đường) tại hạt Butte, bang California, Mỹ. Cục Lâm nghiệp và Phòng chống cháy rừng California cho biết 30% đám cháy đã được kiểm soát nhưng ngọn lửa vẫn đang hoành hành ở vùng đồi và thung lũng phía tây thành phố Chicago lân cận.

Thị trấn Paradise là nơi sinh sống của 27.000 cư dân và được biết đến là thị trấn "nghỉ hưu" dành cho người cao tuổi. Hôm 8/11, ngọn lửa gần như "nuốt chửng" toàn bộ khu vực này.

Khi đám cháy vẫn đang trong quá trình dập tắt tại miền bắc của California thì ngay tại miền Nam của California cũng phải đang đối mặt với trận cháy lớn tại Woolsey. Ngọn lửa lan nhanh đã phá hủy 435 công trình và khiến 200.000 người phải di tản.

Ngay sau đó vào ngày 12/11 Tổng thống Donald Trump đã ban bố báo động thảm họa đối với bang California để hối thúc sự hỗ trợ khẩn cấp liên bang tới người dân và địa phương bị ảnh hưởng. "Chúng tôi sẽ làm mọi thứ có thể để giúp đỡ và bảo vệ những công dân chịu thiệt hại", ông Trump nói. Năm 2017, Bắc California cũng từng phải đối mặt với một loạt vụ cháy khiến 44 người thiệt mạng và hơn 5.000 ngôi nhà bị phá hủy.

Chất lượng không khí

Bắc California và Central Valley đã thấy sự gia tăng mạnh mẽ các chất gây ô nhiễm không khí trong thời gian cao điểm của vụ cháy tháng Bảy và tháng Tám, trong khi miền Nam California cũng có sự gia tăng ô nhiễm không khí trong tháng 8.  Chất lượng không khí ở miền Bắc và Trung California vẫn còn kém cho đến giữa tháng 9 năm 2018, khi hoạt động hỏa hoạn đã giảm đáng kể.

 

3. Cháy rừng nhiệt đới Amazon

Rừng Amazon có tới 60% diện tích thuộc lãnh thổ Brazil. Đây cũng là khu rừng nhiệt đới lớn nhất thế giới. Nó là vùng đa dạng sinh học nổi bật bậc nhất thế giới, với rất nhiều loại động, thực vật sinh sống.

Khu rừng này hấp thụ một lượng lớn khí carbon dioxide trên thế giới, một loại khí nhà kính được cho là nhân tố lớn nhất gây ra tình trạng biến đổi khí hậu.

Cháy rừng tại Amazon qua hình ảnh vệ tinh

Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) cho biết, hình ảnh vệ tinh thấy lượng khí carbon monoxide và các chất gây ô nhiễm khác trong tháng 8 nhiều hơn so với tháng trước trong khi có ít đám cháy hơn. Các đám cháy cũng đã giải phóng lượng lớn khí carbon dioxide vào khí quyển. Hai khí trên đều ảnh hưởng đến khí hậu và sức khỏe con người của khu vực lân cận và toàn cầu.

Khói bốc lên từ những vạt rừng Amazon bị cháy

Tình hình càng trở nên tồi tệ hơn khi, người dân vẫn đốt rừng để giải phóng mặt bằng mặc dù chính quyền đã khuyến cáo cấm hoạt động này trong 60 ngày từ tháng trước. Việc thiếu mưa trong mùa khô hiện tại ở khu vực Amazon cũng là nguyên nhân khiến tình trạng ô nhiễm trở nên tồi tệ hơn.

Lính cứu hỏa dập lửa trong rừng Amazon ở khu vực Porto Velho, Brazil ngày 25-8. Ảnh: REUTERS

Cháy rừng Amazon và ảnh hưởng đến biến đổi khí hậu

Các nhà khoa học sợ rằng nếu tình trạng mất rừng tại Amazon vẫn cứ tiếp diễn, có thể đẩy tới mức cực đoan, hay còn gọi là "điểm bùng phát" (tipping point), mà sau đó toàn bộ khu vực này sẽ bước vào giai đoạn biến đổi từ rừng nhiệt đới thành rừng xavan (chỉ gồm cỏ, cây bụi và rất ít cây lớn).

Nhà khoa học khí hậu Brazil, ông Carlos Nobre, tin rằng có tới 15-17% toàn bộ diện tích rừng Amazon đã bị phá hủy. Thoạt đầu, giới khoa học cho rằng điểm bùng phát sẽ xảy ra khi tỉ lệ này là 40%.

Tuy nhiên điều đó đã thay đổi cùng với tình trạng nhiệt độ trái đất tăng lên, nhiệt độ tại khu vực Amazon cũng tăng lên, kèm theo đó là số vụ cháy rừng cũng tăng. Vì thế, chuyên gia Nobre ước tính điểm bùng phát có thể xảy tới khi tỉ lệ mất rừng Amazon là 20-25%.

Và khi kịch bản tồi tệ nhất này xảy ra, khoảng 20 tỉ tấn carbon dioxide sẽ bị thải vào không khí, theo ông Nobre, khiến cho toàn nhân loại khó có cách nào duy trì được mức nhiệt tăng lên toàn cầu trong giới hạn từ 1,5 - 2 độ C, một giới hạn để tránh những ảnh hưởng tồi tệ của biến đối khí hậu. Do đó các nhà khoa học cho rằng việc bảo tồn rừng Amazon là điều kiện sống còn để đối phó với tình trạng quả đất đang nóng lên.

Các nhà lãnh đạo thế giới nói gì khi xảy ra thảm kịch cháy rừng tại Amazon

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron chỉ trích chính phủ Brazil đã không nỗ lực nhiều hơn trong việc bảo vệ khu rừng là lá phổi của nhân loại.

Văn phòng tổng thống Pháp thậm chí còn nêu quan điểm họ sẽ phản đối việc phê chuẩn cuối cùng với thỏa thuận tự do thương mại giữa Liên minh châu Âu và khối thương mại Nam Mỹ Mercosur, vì ông Bolsonaro đã nói dối về những vấn đề quan ngại môi trường tại hội nghị thượng đỉnh G20, thời điểm thỏa thuận thương mại vừa nêu lần đầu đạt được đồng thuận.

Thủ tướng Anh Boris Johnson và Thủ tướng Đức Angela Merkel cũng bày tỏ quan điểm rất lo ngại về tình trạng rừng Amazon bị phá hủy. Song cả hai nhà lãnh đạo đều cho rằng việc ngăn chặn thỏa thuận thương mại không phải cách phản ứng đúng đắn.

Ngày 25-8, Tổng thống Pháp Macron cho biết các nước Mỹ, Nhật, Đức, Pháp, Anh và Canada sẽ chốt một thỏa thuận tại hội nghị thượng đỉnh thường niên G7 về "việc hỗ trợ về tài chính và kỹ thuật" cho những nước bị ảnh hưởng trong đợt cháy rừng Amazon, trong đó có Brazil.

Mặc dù tổng thống Mỹ Donald Trump đã gọi điện cho ông Bolsonaro, đề nghị hỗ trợ, nhưng giới quan chức Brazil sau đó cho biết họ sẽ không hợp tác với Washington trong việc giải quyết khủng hoảng cháy rừng.

Tuần hành tại thành phố Rio de Janeiro, Brazil ngày 25-8 kêu gọi bảo vệ rừng Amazon nhiều hơn nữa

 Ảnh: REUTERS

Khi các nhà lãnh đạo trên thế giới đã phản ứng thì Tổng thống của Brazil đã làm gì để ngăn ngừa đám cháy?

Ban đầu Ông Bolsonaro đã cho rằng những đám cháy rừng xảy ra ở Amazon là một điều  bình thường. Nhưng ngay sau đó, ông lại cáo buộc các tổ chức phi chính phủ (NGO) đã đốt rừng nhằm gây tổn thất và hạ bệ uy tín chính quyền của ông.

Mặc dù vậy ông Bolsonaro đã khẳng định như vậy nhưng ông lại vẫn không đưa  ra bất cứ bằng chứng nào để chứng minh những điều ông vừa nói và sau đó, ông đã buộc phải rút lại những lời cáo buộc của mình đối với các tổ chức phi chính phủ.

Tổng thống Brazil tuyên bố nước ông không có đủ nguồn lực để dập tắt các đám cháy rừng trên một khu vực rộng lớn như Amazon.

Tuy nhiên ông Bolsonaro cũng cảnh báo các nước khác không can thiệp vào vấn đề này, cho rằng tiền hỗ trợ của nước ngoài là nhằm vào phá hoại chủ quyền của Brazil.

Chính phủ Brazil cũng đã huy động quân đội tham gia dập lửa. Nhiều bang có rừng Amazon cũng đã yêu cầu giúp đỡ. Hiện chưa rõ bao nhiêu lực lượng vũ trang được huy động và hiệu quả như thế nào.

Vậy nguyên nhân nào đã khiến cháy rừng ở Amazon xảy ra.

Các đám cháy ở Amazon chủ yếu bắt nguồn từ việc đốt phát quang đất rừng. Sau khi khai thác gỗ, các nhà đầu tư sẽ đốt bỏ các cây cỏ còn lại với hi vọng có thể bán cho nông dân và những người chăn nuôi.

Khu vực có rừng Amazon cũng đã bước vào mùa khô được nhiều tháng. Đây cũng là thời điểm các đám cháy rất dễ bùng phát vượt tầm kiểm soát.

Tuy nhiên các nhà môi trường cho rằng việc đốt rừng dọn đất còn được tăng thêm thời gian qua vì những người chủ đất cho rằng họ đã thấy Tổng thống Brazil, ông Bolsonaro, kêu gọi phát triển thêm ở khu vực Amazon, do đó nghĩ rằng việc đốt rừng của mình sẽ không bị phạt.

Vì thực tế đó, trong 7 tháng đầu năm 2019, tỉ lệ phá rừng đã tăng 67%, chỉ riêng trong tháng 7 tăng hơn 3 lần. Các nhà môi trường học tin rằng những người phá quang rừng cũng chính là những người đã châm lửa đốt.

Đánh giá - Bình luận
Nhận xét đánh giá

Không được bỏ trống

Không được bỏ trống

Không được bỏ trống

Danh mục tin tức

Vui lòng đợi

Chúng tôi sẽ liên hệ tới bạn sớm nhất có thể

Có lỗi hệ thống, vui lòng thử lại sau, xin cảm ơn!.

096 302 9988